Làng nghề bún Phú Đô: “Trung tâm” bún của Thủ đô

(LĐTĐ) Làng bún Phú Đô (phường Phú Đô, Nam Từ Liêm) từ lâu đã rất nổi tiếng với món bún, được giao đi khắp các chợ và nhà hàng trong nội thành. Thời gian tới, để duy trì và phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, UBND quận Nam Từ Liêm sẽ đầu tư xây dựng Khu Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng bún Phú Đô.
lang nghe bun phu do trung tam bun cua thu do Bún Phú Đô, nét tinh hoa ẩm thực đất Hà Thành

Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, “Bún Phú Đô” đã chính thức trở thành thương hiệu được Cục sở hữu trí tuệ thành phố Hà Nội công nhận. Đến nay, làng nghề truyền thống Phú Đô có khoảng 400 hộ sản xuất kinh doanh bún, cung cấp ra thị trường gần 60 tấn bún mỗi ngày.

Tìm về làng bún Phú đô, không ai không biết gia đình ông Nguyễn Tiến Tín, bà Trần Thị Thảo đã có truyền thống làm bún 3 đời. Mỗi ngày ông bà làm ra 7 tạ bún các loại, xuất đi các nhà hàng, quán ăn, hàng xóm đến lấy về bán lẻ, còn lại mỗi ngày bà Thảo đem 100kg ra chợ Phú Đô bán. Làm ra một khối lượng bún không nhỏ nhưng gia đình ông Tín, bà Thảo không thuê nhiều nhân công về làm như những hộ gia đình khác mà huy động cả gia đình, con dâu, con rể cùng làm bún. Mỗi người chuyên môn hoá một khâu, người nhào, người vắt bột, người giao bún, người bán bún.

lang nghe bun phu do trung tam bun cua thu do
Gia đình bà Thảo đang làm bún

Theo ông Tín, cứ 1kg gạo chỉ cho ra được 2,3-2,5 kg bún và mất rất nhiều công đoạn. Chọn gạo là bước đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định đến 90% chất lượng bún. Gạo làm bún phải là thứ gạo tẻ dẻo cơm. Gạo rửa sạch sẽ ngâm trong 24 giờ với nhiệt độ 40 - 45 độ để nở ra trước khi xay, sau đó cho vào bể ngâm trong 48 giờ chờ lên men. Sau khi tinh bột lắng xuống, sẽ được bọc vào túi để ép, hồ hoá rồi đổ vào máy nấu thành bún. Ông Tín cho biết: “Để làm được một mẻ bún có chất lượng phải mất 2 ngày làm hàng rồi sáng phải dậy từ 2-3 giờ sáng để kịp cho mẻ bún đầu tiên trong ngày. Làm xong bún lại đi giao bún và bán bún đến chiều tối nên rất vất vả.

Dù sản xuất nhiều nhưng lời lãi cũng chỉ đủ ăn bởi làm bún không chỉ có một người mà cần nhiều người khoẻ mạnh, dẻo dai. Chưa kể những hôm không bán được hàng chỉ có cách đổ đi vì bún sạch nếu chỉ có bột gạo thì chỉ để được tối đa một ngày. Làm nghề dù mệt mỏi, nặng nhọc, lời lãi không nhiều nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giữ nghề cha ông để lại”.

Thế mới thấy người dân làng bún Phú Đô đã trải qua bao khó khăn, thăng trầm để đưa sợi bún từ làng lên phố và nức tiếng gần xa như ngày hôm nay. Vất vả là vậy, gia đình ông Tín, bà Thảo cũng như nhiều gia đình trong làng cứ mong mỏi việc xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô để có cơ hội quảng bá và phát triển nghề. Việc xây dựng trung tâm này nằm trong Đề án số 157/ĐA-UBND ngày 03/6/2016 của quận Nam Từ Liêm về phát triển làng nghề Bún Phú Đô giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, việc xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô vẫn đang tồn tại một số vướng mắc. Theo lãnh đạo quận Nam Từ Liêm, thứ nhất, vị trí để xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô cần có diện tích để có thể quy hoạch các khu vực riêng biệt như: Khu sản xuất và giới thiệu nghệ thuật nghề truyền thống; Khu vực kinh doanh, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách; Khu vực văn phòng, trụ sở của Câu lạc bộ Bún Phú Đô; Khu vực nhà vệ sinh công cộng; Khu vực bãi đỗ xe.

Vị trí cũng yêu cầu phải thuận lợi cho việc giao dịch, tham quan và buôn bán, thuận tiện về giao thông, đường vào dễ dàng cho xe (ô tô 45 chỗ) và du khách. Do vậy, để tìm một vị trí thích hợp đáp ứng các mục tiêu trên là rất khó khăn trong quá trình đô thị hoá như hiện nay, nhất là đối với phường Phú Đô, khi diện tích đất phần lớn đã được quy hoạch vào các dự án của quận cũng như Thành phố. Các phòng, ban, ngành của quận phối hợp với UBND phường Phú Đô đã tiến hành rà soát nhiều lần nhưng chưa tìm được vị trí thích hợp đáp ứng được yêu cầu nêu trên.

Dự kiến trong năm 2019 sẽ phê duyệt được dự án và triển khai việc kêu gọi xã hội hoá đầu tư. Nếu thuận lợi, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2020. Hy vọng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của Thủ đô và đất nước, Phú Đô sẽ trở thành một vùng đô thị văn minh giàu đẹp và hiện đại kiểu mẫu trong tương lai.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động