Bún Phú Đô, nét tinh hoa ẩm thực đất Hà Thành
Cốm Mễ Trì - hương vị đất Hà Thành | |
Hà Nội vào top các thành phố có ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới |
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Tây Nam, làng bún Phú Đô nằm xen giữa các khu đô thị hiện đại, nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị truyền thống vốn có. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Ngân (56 tuổi, ở làng bún Phú Đô), người dân nơi đây hiện thờ ông tổ nghề bún là Hồ Nguyên Thơ, cùng với các vị thành hoàng làng tại đình làng Phú Đô. 5 năm 1 lần, người dân Phú Đô lại tổ chức hội làng nhằm tri ân các vị thành hoàng làng cũng như ông tổ nghề bún, đã che chở cho làng cũng như giúp người dân vượt qua những thăng trầm của nghề, để gìn giữ và đưa bún Phú Đô trở thành thương hiệu quốc gia và được người dân tin dùng và đón nhận như hiện nay.
Bún Phú Đô - một hương vị đặc sắc trong tinh hoa ẩm thực của người Việt. |
“Tôi cũng không nhớ rõ bún Phú Đô có từ khi nào, nhưng từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy người làng làm bún rồi. Để làm ra sợi bún ngon không hề đơn giản và phải trải qua nhiều khâu phức tạp - từ việc lựa chọn gạo, ngâm gạo, xay, gây men…đến công đoạn cuối cùng là vắt, phải được thực hiện bằng một quy trình khép kín. Trong đó, chọn gạo là khâu quan trọng nhất, nó quyết định đến 90% chất lượng của bún. Tùy vào từng mục đích sử dụng, người thợ làm bún sẽ cho ra đời các loại bún khác nhau như: Bún rối, bún lá nhỏ…” - bà Ngân chia sẻ.
Từ bún, nhiều món ăn đặc sản ở Hà Nội như: Bún chả, bún đậu mắm tôm, bún cua, bún cá…đã đi vào lòng đi vào tâm hồn của người dân. Nói đến bún, người ta nghĩ ngay đến làng bún Phú Đô - một thương hiệu đã và đang khẳng định được vị thế của mình, so với các sản phẩm tương đồng khác như phở, mì Chũ. Nhưng, cũng giống như nhiều làng nghề khác, bún Phú Đô cũng trải qua rất nhiều thăng trầm.
“Nghề làm bún đòi hỏi người thợ phải luôn tay, luôn chân và cần phải có một sức khỏe thật tốt. Vì thế, rất nhiều người không chịu được vất vả, đã phải bỏ nghề bún chuyển sang nghề khác. Đã có thời điểm, tôi cũng muốn buông bỏ nghề, nhưng nghĩ đi, nghĩ lại, mình làm bún một phần là gìn giữ nghề gia truyền của cha ông, mặt khác cũng vì nghề nó ngấm vào người nên không bỏ được. Vài năm trở lại đây, sản phẩm bún Phú Đô đã được người dân đón nhận nhiều hơn, cũng như đã được Nhà nước quan tâm, nên đời sống của người dân làng nghề đã bớt khó khăn hơn nhiều. Mọi người hiện đã chuyển sang sản xuất bún bằng những công nghệ tiên tiến hơn, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lại vừa đảm bảo được chất lượng, độ dẻo dai và giải phóng được rất nhiều sức lao động” - anh Hùng (ở làng bún Phú Đô) tâm sự.
Làm bún đã vất vả, nhưng để gìn giữ và phát triển thương hiệu bún Phú Đô còn vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với sự đồng lòng của người dân làng nghề bún Phú Đô, cũng như sự quan tâm của Nhà nước, Hội làng nghề, bún Phú Đô đã có những bước đi vững chắc. Với những nỗ lực để khẳng định chất lượng, sản phẩm bún Phú Đô, năm 2009, làng nghề bún Phú Đô đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Năm 2010, bún Phú Đô đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là thương hiệu độc quyền và trở thành thương hiệu quốc gia…
Hiện nay, để gìn giữ và phát triển thương hiệu làng nghề bún Phú Đô, người dân và chính quyền địa phương đã thực hiện tổ chức “Ngày hội nghề truyền thống bún Phú Đô” cũng như xây dựng khu ẩm thực riêng để quảng bá thương hiệu bún Phú Đô, thông qua các món ăn truyền thống, gần gũi như: Bún riêu, bún mọc, bún bò, bún đậu…Mỗi món ăn kèm bún Phú Đô là một hương vị riêng, tô điểm hương sắc cho tinh hoa ẩm thực đất Hà Thành.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03