Làng cổ Đường Lâm
“Mảnh đất hai vua”
Lang thang cùng tôi trong buổi chiều cuối năm se sắt gió đồng hôm ấy là nhà văn Đỗ Doãn Quát, một người con của mảnh đất Đường Lâm. Trải những bước chân dọc con đường làng rêu phong, ông Quát nói, khi nói về quê hương, về mảnh đất chôn nhau cắt rốn, ông vẫn muốn nói đến, đầu tiên và quan trọng hơn, đó là những cảm nhận với tư cách của một người dân Đường Lâm, một “thành phần không thể tách rời”của 2.436 hộ dân trong xã. Cũng theo ông Quát, khái niệm “Làng cổ Đường Lâm” có nghĩa là “những làng cổ thuộc khu vực Đường Lâm”. Sinh ra từ làng, dẫu thực tế có tới 9 thôn để tạo thành làng cổ nhưng theo ông Quát, tập trung, bồi đắp và mang trong mình nhiều huyền tích cổ xưa nhất của Đường Lâm phải là 3 làng chính: Mông Phụ, Đông Sàng và Cam Lâm. “Theo dấu lịch sử, những di tích về con người, sự kiện ở vùng quê trung du này cho thấy Đường Lâm là một xã có truyền thống lâu đời. Hiếm có nơi nào trên đất nước như ở nơi đây, chỉ riêng một thôn Cam Lâm đã có tới hai ông vua. Cả hai đều là người có công lớn với dân với nước trong lịch sử nước nhà, là Phùng Hưng (thế kỷ VIII) và Ngô Quyền (thế kỷ X).
Đường Lâm còn là quê hương của nhiều vị danh thần một lòng vì nước, tiêu biểu như thám hoa Giang Văn Minh, một viên quan dưới triều Hậu Lê, khi được cử đi sứ sang Trung Hoa, vì bảo vệ danh tiếng của đất nước mà ông bị nhà Minh sát hại. Nhà nước sắc phong, tôn vinh khí tiết của ông như một nhà ngoại giao tiêu biểu, dám xả thân vì nước, để đời sau học tập. Vua Lê cho mai táng ông ở Gò Đồng (dân gian gọi một cách tôn kính là Mả sứ thần) và lập đền thờ tại làng Mông Phụ để tưởng nhớ công lao của ông và truyền lại cho con cháu đời sau. Giữ được kiến trúc, văn hóa cổ xưa, thêm một đặc điểm nữa là việc có nhiều di tích lịch sử đã giúp cho Đường Lâm vượt qua nhiều ngôi làng khác ở Bắc Bộ được Nhà nước công nhận là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam năm 2006.
58434
58433
Hướng đi cho làng cổ
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã Đường Lâm cho biết, hiện ở Đường Lâm có 350 ngôi nhà được bảo tồn nguyên vẹn và hàng nghìn ngôi nhà truyền thống. Nét độc đáo nhất của Đường Lâm là những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi với vật liệu xây dựng chủ yếu là đá ong. Sau Hội An, phố cổ Hà Nội, thì Đường Lâm là ngôi làng cổ điển hình hiện còn bảo tồn được khá nguyên vẹn những dấu tích của làng Việt cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Được công nhận là làng cổ từ năm 2006, sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, một bài toán đặt ra cho bộ máy chính quyền, đó là làm sao Đường Lâm vẫn giữ được văn hóa cổ xưa, nguyên vẹn và đầy đủ của một làng cổ nhưng đời sống người dân vẫn phải đi lên. Theo ông Thành, đầu tiên phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Nhân dân là người tạo ra văn hóa nhưng cũng chính là người bồi đắp và phát triển những nét văn hóa đó. Lắng nghe người dân và cùng tìm hướng giải quyết. “Đường Lâm trở thành làng cổ đồng nghĩa với việc trở thành một địa điểm du lịch cho du khách thập phương. Chính vì vậy mà bên cạnh nông nghiệp, du lịch và thương mại là hướng đi mới cho người dân Đường Lâm giải quyết bài toán kinh tế. “Hằng năm, chúng tôi tổ chức 9 lễ hội ở 9 thôn trong xã. Ngoài ra còn tổ chức 3 quốc giỗ đó là giỗ đức Phùng Hưng, đức Ngô Quyền và thám hoa Giang Văn Minh. Năm 2012 và năm 2013 mỗi năm có hơn mười vạn du khách thập phương tìm về Đường Lâm”, ông Thành nói.
Phó chủ tịch xã Nguyễn Văn Thành cho biết thêm, ở Đường Lâm có nghề nấu tương và nghề làm kẹo dồi, chè lam cũng đã nổi tiếng xưa nay. Hiện du lịch phát triển, các nghề này đang được bà con khôi phục tạo việc làm, thêm thu nhập. Sản phẩm truyền thống này không những được người Việt tin dùng mà khách nước ngoài rất ưa thích tại Hội chợ Gift Show 2014.
Chuyện gần chuyện xa, ông phó chủ tịch không né tránh chuyện cách đây mấy năm, người dân Đường Lâm “đã khổ khi là người dân làng cổ”. Vì muốn thay lát một vài viên gạch cũng phải báo cáo xã, muốn xây lại nhà vệ sinh cũng phải báo với chính quyền. “Không phải bà con không có lý. Vẫn đề mình xử lí ra sao cho được cả hai đằng. Quyền lợi bà con vẫn được đảm bảo nhưng đời sống của một làng cổ vẫn phải giữ nguyên. Đích thân Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã xuống Đường Lâm và có nghị quyết để giải quyết vấn đề. Tới đây kế hoạch giãn dân làng cổ cùng với việc trùng tu các di tích trọng điểm sẽ được thành phố giải quyết dứt điểm”, ông Thành cho biết.
Chia tay Đường Lâm trong chiều muộn. Giã biệt xứ Đoài mây trắng. Chiêm nghiệm một chút mới thấy , Đường Lâm là cả một quần thể di tích, nó hiện hữu và cựa mình trong lớp lớp những huyền tích văn hóa. Người tạo ra nó là nhân dân. Người nuôi dưỡng và phát triển cũng là nhân dân. Và Đường Lâm đã làm được điều ấy khi mỗi người dân tôi được gặp, đều ý thức rằng, bản thân họ là một phần máu thịt của làng, của văn hóa Đường Lâm… |
Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01