10 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống:

Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức

(LĐTĐ) Trong 10 năm qua, việc quán triệt, triển khai Luật Phổ biến giáo dục, pháp luật (PBGDPL) đã được các cấp, các ngành trên phạm vi thành phố Hà Nội thực hiện đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, kịp thời, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt và phù hợp với các mô hình, cách làm hay và sáng tạo.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật Hà Nội: Đa dạng các hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Với mong muốn bạn đọc có cái nhìn tổng quát về công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, sáng 9/11, Báo Kinh tế & Đô thị cùng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “10 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống”.

Lấy người dân là trung tâm của hoạt động Phổ biến, giáo dục pháp luật

Tại buổi toạ đàm, bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp Hà Nội) đánh giá, qua thực hiện 10 năm Luật PBGDPL cho thấy công tác PBGDPL tại Hà Nội đã có những bước đột phá, chuyển biến trên nhiều mặt. Phòng PBGDPL đã có nhiều cách làm hay, thiết thực để hưởng dẫn cơ sở thực hiện tuyên truyền PBGDPL. Công tác chỉ đạo, điều hành về công tác PBGDPL đã đi vào nề nếp, bài bản, các cấp ủy, chính quyền ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng công tác PBGDPL.

Việc tuyên truyền, PBGDPL được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, vừa sâu, vừa rộng, với mô hình, cách thức PBGDPL ngày càng đa dạng, phong phú, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia đã tạo sự lan tỏa ý thức thượng tôn, chấp hành và bảo vệ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức
Các vị khách mời và diễn giả tham gia buổi Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức.

Về phương thức thực hiện, bà Vũ Thị Thanh Tú nhấn mạnh, trong hoạt động PBGDPL phải lấy người dân là trung tâm. Do vậy khi tham mưu cho Thành phố trong công tác PBGDPL, phòng PBGDPL luôn lựa chọn những vấn đề nóng, thời sự mà người dân trên địa bàn quan tâm, đồng thời tìm ra cách thức tuyên truyền cho phù hợp, nhằm thu hút đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia.

Từ đó lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Trong đó có thể kể đến như trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, hoạt động PBGDPL lồng ghép với quy định về phòng chống dịch; năm nay, hoạt động PBGDPL lựa chọn chủ đề “An toàn trên môi trường mạng”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số ngành, tổ chức, địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL; Tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý Nhà nước về PBGDPL cấp huyện và cấp xã còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên gặp khó khăn trong công tác tham mưu quản lý, triển khai công tác PBGDPL. Một số Hội đồng PBGDPL cấp huyện chưa có sự phân công rõ trách nhiệm, phụ trách, theo dõi các đơn vị, địa bàn dẫn đến hiệu quả hoạt động của Hội đồng cấp huyện trong thời gian qua còn hạn chế.

Phát biểu tham luận, bà Đặng Thị Tâm, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường Hàng Đào chia sẻ, việc tuyên truyền, PBGDPL của Uỷ ban nhân dân (UBND) phường tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân trên địa bàn phường. Theo đó, phường đã tổ chức một số hoạt động như hội nghị tuyên truyền pháp luật với sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn phường; Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ và sinh hoạt tổ dân phố…

Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức
Toàn cảnh buổi Toạ đàm.

“Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý sẽ giúp các đối tượng nắm bắt được các thông tin pháp lý, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, hướng dẫn phương pháp xử sự các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi, hướng dẫn công dân, tổ chức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật”, bà Tâm cho biết.

Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền từ cơ sở

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm để triển khai Luật PBGDPL một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt và phù hợp với các mô hình, cách làm hay và sáng tạo.

Đánh giá về tính khả thi, phù hợp với một số mô hình mới, ví dự như mô hình “Cầu thang pháp luật”, bà Vũ Thị Thanh Tú chia sẻ, việc thực hiện một số mô hình mới trong công tác PBGDPL như mô hình “Cầu thang pháp luật”, được Hội đồng PBGDPL xây dựng và chỉ đạo triển khai thực hiện từ 2019 về các lĩnh vực liên quan đến người dân quan tâm như quy tắc ứng xử nơi công cộng, chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật giao thông đường bộ, ứng xử trên môi trường mạng, phòng, chống dịch bệnh Covid-19…. đã được triển khai tuyên truyền tại một số tòa nhà chung cư, màn hình Led nơi công cộng với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.

Ý kiến từ cơ sở, bà Trần Minh Hồng, Phó trưởng Phòng Tư pháp quận Hoàn Kiếm cho hay, để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, việc xây dựng nguồn nhân lực trực tiếp tham gia PBGDPL là vô cùng quan trọng. Đại diện UBND quận Hoàn Kiếm thông tin, UBND quận đã chỉ đạo kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BTP với 45 báo cáo viên pháp luật và 533 tuyên truyền viên pháp luật, đồng thời, hàng năm tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ này.

Là địa bàn đặc thù với dân số dân đông, tập trung nhiều dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, khách sạn và du lịch, công tác PBGDPL trên địa bàn quận đã được quan tâm triển khai đến mọi đối tượng với việc lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp, chú trọng tuyên truyền cả bề rộng và chiều sâu. Quận cũng đẩy mạnh tuyên truyền trực quan bằng công nghệ, thực hiện qua các màn hình Led ngay tại các tuyến phố đi bộ, phố lớn để đông đảo bà con nhân dân tiếp cận mà lại không tốn kém.

Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức
Bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp Hà Nội) phát biểu tại Toạ đàm.

Chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được đổi mới thường xuyên theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật, mà còn phải phù hợp với từng đối tượng và bối cảnh.

Lấy ví dụ cụ thể, luật sư Nguyễn Văn Hà cho biết, trong thời gian đại dịch Covid-19, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã chuyển sang tuyên truyền qua zoom hoặc google meeting. Nếu người được tuyên truyền là học sinh thì sẽ qua zoom hoặc google meeting bởi học sinh đã được học qua zoom nên tuyên truyền qua nền tảng này rất tốt. Một ngày, có thể thực hiện tuyên truyền đến 2.000 - 4.000 học sinh.

“Thời gian dịch Covid-19, chúng tôi tuyên truyền trực tiếp chỉ 5.000 - 7.000 nhưng qua môi trường zoom thì lên tới 30.000 - 40.000 lượt người. Cách thức tuyên truyền cho học sinh cấp 1 và cấp 2, cấp 3 khác nhau và lựa chọn chuyên đề khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi. Năm 2022 trong bối cảnh khác, các luật sư thực hiện tuyên truyền về Luật Đất đai, đường Vành đai 4, bạo lực học đường cho học sinh Thành phố. Công tác tuyên truyền PBGDPL luôn luôn đẩy mạnh và năm sau cao hơn năm trước”, ông Nguyễn Văn Hà nói.

Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức
Ông Nguyễn Văn Hà phát biểu tham luận tại tọa đàm.

Đối với huyện Ba Vì, ông Nguyễn Thành Sơn, Trưởng phòng Tư pháp huyện thông tin, với đặc thù của huyện có các đối tượng là người dân miền núi, UBND huyện Ba Vì đã xây dựng Kế hoạch, thực hiện “Đề án tuyên truyền PBPL cho người nông thôn và đồng bảo dân tộc thiểu số” từ năm 2013 - 2016 trên địa bàn huyện; Kế hoạch về việc tuyên truyền pháp luật cho đồng bào 7 xã dân tộc miền núi năm 2020. Nhằm phổ biến là chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, Thành phố và huyện liên quan đến đồng bảo dân tộc thiếu số, đặc biệt là những chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chính sách đoàn kết dân tộc và xây dựng nông thôn như: Chương trình 134, 135 của Chính phủ; Quyết định số 18/QĐ-TTg.

Các hình thức tuyên truyền được thay đổi từ trực tiếp sang gián tiếp, từ hội nghị trực tiếp sang hội nghị trực tuyến, phát tờ gấp, tài liệu, tuyên truyền thông qua băng rôn khẩu hiệu, qua hệ thống đài phát thanh cơ sở, tuyên truyền bằng các xe lưu động, các loa kéo, qua các bản tin…

Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức
Ông Nguyễn Thành Sơn, Trưởng phòng Tư pháp huyện Ba Vì nêu những sáng tạo trong công tác PBGDPL ở một huyện xa của Hà Nội.

“Một trong những điểm đặc biệt trên địa bàn huyện là PBGDPL đến đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể là dân tộc Dao với khoảng 28 ngàn người. Với sự chênh lệch về nhận thức và khác biệt về ngôn ngữ, huyện đã có những phương thức PBGDPL phù hợp.

Theo đó, huyện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền như: Xây dựng các video clip, thành lập các trang fanpage tuyên truyền và cập nhập quy định của pháp luật, chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội và của UBND huyện Ba Vì. Huyện đã tổ chức đào tạo, tập huấn hoà giải viên là người có uy tín, gần gũi với bà con dân tộc thiểu số; răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở. Từ đó giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo trật tự an ninh xã hội”, ông Sơn cho biết.

Phát biểu tại Toạ đàm, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị cho biết, Thành phố Hà Nội luôn xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, là cầu nối đưa pháp luật đến với cuộc sống, là cơ sở để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Trong nhiều năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã chỉ đạo, quán triệt sâu sắc đến các cấp, các ngành, đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Hằng năm, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố đều tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật; tư vấn hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tổ chức mít tinh, hội nghị (trực tiếp hoặc trực tuyến).

Từ năm 2013 đến tháng 6/2022, thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các sở, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố và 30 quận, huyện, thị xã đã phối hợp tổ chức 82.207 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật với trên 13.125.091 lượt người dự. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ thành phố đến cơ sở được thực hiện bằng nhiều hình thức.

Với vai trò tuyên truyền, 10 năm qua, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, báo Kinh tế & Đô thị bằng nhiều phương thức đã thể hiện báo là kênh tuyên truyền Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, được các cơ quan chức năng, bạn đọc đánh giá cao. Do vậy, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam ngày 9/11, Sở Tư pháp (cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật) cùng báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Tọa đàm “10 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống, nhằm đóng góp các giải pháp để đưa Luật tiếp tục đi vào cuộc sống.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Đối tượng tự xưng "đại đức Thích Tâm Phúc" bị truy tố về tội lừa đảo và sử dụng giấy tờ giả

Đối tượng tự xưng "đại đức Thích Tâm Phúc" bị truy tố về tội lừa đảo và sử dụng giấy tờ giả

(LĐTĐ) Đối tượng tự xưng Thích Tâm Phúc vừa bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Tiêu hủy 398 bình khí cười trị giá gần 400 triệu đồng tại Hà Nội

Tiêu hủy 398 bình khí cười trị giá gần 400 triệu đồng tại Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 11/7 vừa qua, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phát đi thông báo cho biết, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng Công an Thành phố và Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp URENCO tiến hành tiêu hủy 398 bình khí N2O không rõ nguồn gốc xuất xứ thu giữ trên địa bàn thành phố.
Tăng chế tài xử lý hành vi tẩy “đát” sản phẩm

Tăng chế tài xử lý hành vi tẩy “đát” sản phẩm

(LĐTĐ) Chưa bao giờ thị trường mỹ phẩm, dầu gội đầu, kem đánh răng… tại thị trường Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung lại phong phú như hiện nay. Điều đáng nói, nhiều người tiêu dùng lại dễ dàng chấp nhận sử dụng và bỏ qua nguồn gốc xuất xứ, chất lượng vì “ham rẻ”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các đối tượng kinh doanh bất chính “mọc lên như nấm”, bất chấp sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng.
Liên tiếp triệt phá nhiều vụ cá độ bóng đá tại khu vực phía Nam

Liên tiếp triệt phá nhiều vụ cá độ bóng đá tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Giải vô địch bóng đá Châu Âu (Euro) 2024 đang đi đến trận đấu cuối cùng. Thế nhưng tình hình đánh bạc, cá độ “ăn theo” giải đấu này vẫn còn diễn biến phức tạp; khi chỉ trong thời gian ngắn, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Đồng Nai đã liên tiếp triệt phá nhiều vụ đánh bạc và cá độ bóng đá.
Đã bắt được đối tượng thứ 3 trong vụ cô gái bị bắn ở Long Biên

Đã bắt được đối tượng thứ 3 trong vụ cô gái bị bắn ở Long Biên

(LĐTĐ) Đối tượng Đinh Xuân Sáng là người nổ súng bắn đạn bi sắt làm nạn nhân tử vong, đã bị bắt giữ khi đang trên đường lẩn trốn tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Hiện đối tượng đang được di lý về Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
Hà Nội: Phát hiện hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng hết hạn sử dụng đang in, dập date mới

Hà Nội: Phát hiện hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng hết hạn sử dụng đang in, dập date mới

(LĐTĐ) Trên 50.000 sản phẩm là mỹ phẩm, kem đánh răng đã hết hạn sử dụng với tổng khối lượng trên 20 tấn hàng hoá, đang được tẩy date và in dập date mới đã bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 22, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Bắc Từ Liêm bắt quả tang và tạm giữ.
Bắt giữ 2 cán bộ văn phòng đăng ký đất đai vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá

Bắt giữ 2 cán bộ văn phòng đăng ký đất đai vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá

(LĐTĐ) Trần Văn Hưng và Trịnh Thế Vinh bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá mà Bộ Công an đang triệt phá.
TP.HCM: Thu hồi hàng chục tỷ đồng tiền tham nhũng

TP.HCM: Thu hồi hàng chục tỷ đồng tiền tham nhũng

(LĐTĐ) Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực, được người dân hài lòng và đánh giá cao.
Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình tội phạm về ma túy có nhiều diễn biến phức tạp. Để phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các địa phương chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý hiệu quả các vụ việc. Qua đó, góp phần phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng của ma tuý.
Tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi

Tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Theo cơ quan Công an, tình hình tội phạm mua bán người diễn biến hết sức phức tạp trên khắp các tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào... Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng mua bán người cũng có những chuyển biến rất lớn và ngày càng tinh vi nhằm dụ dỗ các nạn nhân với các chiêu bài việc nhẹ, lương cao để lừa bán ra nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động