Cần sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành
Đến năm 2020: Phấn đấu 90% dân số được tham gia bảo hiểm Y tế | |
Điều chỉnh chỉ tiêu bao phủ BHYT toàn quốc lên trên 90% |
Để thực hiện nhiệm vụ trên, theo lãnh đạo ngành BHXH, ngoài những chính sách quyết liệt của ngành, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành liên quan.
Theo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh, để thực hiện mục tiêu Chính phủ giao, BHXH Việt Nam sẽ chủ động đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp gắn với 4 nhóm đối tượng cụ thể, đó là: Nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng; nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ và nhóm tham gia BHYT hộ gia đình.
Đối với từng nhóm, BHXH Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ quy định trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan gồm: UBND tỉnh/thành phố; các sở, ngành và BHXH tỉnh/thành phố.
Về nội tại, BHXH Việt Nam chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, xây dựng cơ chế chính sách và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn, với điều kiện kinh tế - xã hội từng giai đoạn. Chính phủ cho phép BHXH Việt Nam chủ động mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới đại lý thu BHYT.
Theo đó, ngoài các đơn vị hiện đang thực hiện chức năng làm đại lý thu BHYT, có thể huy động các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức, các cơ sở y tế từ tuyến xã trở lên… tham gia vào mạng lưới đại lý, đảm bảo cho người dân có thể tham gia BHYT một cách thuận lợi nhất.
Bà Nguyễn Thị Minh cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm chung của các địa phương, ban ngành, đoàn thể.
Điều quan trọng là cần huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách quyết liệt và thật sự bằng những cơ chế chính sách của ngành mình, lĩnh vực mình phụ trách.
Về cơ chế tài chính, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế xây dựng lộ trình giá dịch vụ y tế, hướng tới 2 mục tiêu là tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; đảm bảo tính công bằng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ để tạo động lực cho người dân tham gia.
Bộ Y tế cũng cần chỉ đạo các Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo sự hấp dẫn cho người dân khi tham gia BHYT và khám, chữa bệnh BHYT.
Về việc vận động các đối tượng tham gia BHYT, lãnh đạo BHXH Việt Nam cho rằng, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục quốc dân, các Sở Giáo dục đào tạo đưa ra những tiêu chí để toàn bộ học sinh, sinh viên đều ý thức rằng tham gia BHYT là trách nhiệm công dân của mình.
Mặc dù Luật BHYT đã quy định học sinh, sinh viên thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, nhưng đến nay cũng chưa đạt 100%. Khối sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ 2 trở đi ý thức tự giác tham gia rất hạn chế, trong khi chế tài xử lý lại khó khăn.
Đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, cần điều chỉnh lại lộ trình BHYT để đến năm 2020 đảm bảo 100% số quân nhân, công an có BHYT. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội cần xem xét nghiên cứu xây dựng để có chính sách ổn định lâu dài đối với người thuộc diện ưu đãi, người yếu thế trong xã hội được quan tâm để đảm bảo tính ổn định trong tham gia BHYT của nhóm đối tượng này.
Đối với Bộ Tài chính, nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ nâng mức hỗ trợ cho người dân tham gia BHYT ở cả 2 khía cạnh: Hỗ trợ từ ngân sách cho các nhóm người cận nghèo, hộ nông- lâm- ngư- diêm nghiệp, đồng thời xây dựng được cơ chế chuyển nguồn ngân sách Nhà nước vẫn đang cấp cho các cơ sở y tế sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT theo đúng tinh thần Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị.
Bà Nguyễn Thị Minh cũng cho biết, theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, tất cả 63 tỉnh/ thành phố đều được giao chỉ tiêu bao phủ BHYT đạt trên 90%; trong đó, một số địa phương được giao chỉ tiêu đạt gần 100% là: Lào Cai 98,8%, Thái Nguyên và Điện Biên 98,5%, Hà Giang 98,2%...
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đưa tỉ lệ tham gia BHYT vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm của địa phương và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện chỉ tiêu này.
Do vậy, Ủy ban Nhân dân các tỉnh cần ưu tiên nguồn ngân sách địa phương, huy động mọi nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân địa phương mình tham gia BHYT ngoài nguồn ngân sách Trung ương.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21