Làm thêm giờ trong bối cảnh hội nhập: Tăng hay giảm là tốt?

Trong khi các chuyên gia lao động khuyến cáo, để nhân viên phải làm thêm giờ (ngay cả khi họ“tự nguyện”) không nên coi là chiến lược lâu dài trong quản lý điều hành của doanh nghiệp, thì đại diện giới chủ sử dụng lao động lại cho rằng, không nên quan niệm tăng giờ làm việc tức là giới chủ bóc lột, mà coi đó là tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, cần điều chỉnh thời gian làm thêm trong các quy định hiện hành, vì nếu không sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam và khiến Việt Nam không thể phát triển các ngành công nghiệp, chế tạo…
Nỗi lo người lao động thất nghiệp khi giá "đầu vào" tăng cao
Làm sao để người lao động không còn muốn tăng ca ?

80% lao động phải làm thêm giờ

Kết quả khảo sát trên 3.300 người của trang mạng việc làm JobStreet.com cho thấy, 71% người lao động Việt Nam không đủ thời gian dành cho gia đình mỗi ngày vì phải thường xuyên làm việc trễ tại công sở. Cụ thể, gần 80% nhân sự phải dành từ 2 - 5 tiếng ngoài giờ làm việc chính thức để hoàn tất công việc mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ có 43% được trả lương ngoài giờ và phần lớn họ chỉ nhận được khoản hỗ trợ dưới 1 triệu/tháng cho thời gian làm thêm; 32% có thêm từ 3 - 5 triệu/tháng từ việc làm thêm; 8% nhận được mức lương ngoài giờ khá cao từ 5 – 10 triệu/tháng và 7% nhận được khoản tiền lương ngoài giờ “khủng” là trên 10 triệu đồng.

Có đến 56% cho rằng, việc làm thêm giờ sẽ không quá “khó chịu” nếu họ được hưởng những phúc lợi khác như cơ hội thăng tiến, lương thưởng, hoặc nghỉ bù. Nhưng vẫn có đến 44% số người lao động được hỏi cho rằng, họ cảm thấy áp lực và không hài lòng khi phải làm việc ngoài giờ quá nhiều (dù “tự nguyện” làm thêm vì thu nhập). Do đó, vẫn có đến 80% lao động sẵn sàng “nhảy việc” để có được cuộc sống cân bằng hơn giữa thời gian dành cho công việc và gia đình.

Làm thêm giờ trong bối cảnh hội nhập: Tăng hay giảm là tốt?
Các chuyên gia khuyến cáo, làm thêm giờ không nên coi là chiến lược lâu dài

Như vậy, so với các nước khác trong khu vực, điển hình là Malaysia, người Việt Nam dường như “nghiện công việc” hơn khi chỉ có 70% lao động Malaysia phải làm việc ngoài giờ, mà phần lớn do khối lượng và thời hạn công việc không hợp lý chứ không phải “tự nguyện” làm thêm như lao động Việt Nam. Theo bà Angie S.W Phang - Tổng giám đốc JobStreet.com Việt Nam: “Cân bằng cuộc sống và công việc là quản lý và sắp xếp hiệu quả thời gian dành cho công việc và những hoạt động quan trọng khác đối với mỗi người. Việc thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ khiến nhân viên bị áp lực, mệt mỏi, thiếu động lực, và nghỉ việc đồng loạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và lợi nhuận của mỗi công ty”. Vì thế, đối với doanh nghiệp, thực trạng nhân viên phải làm thêm giờ không nên là chiến lược lâu dài trong quản lý ngay cả khi người lao động “tự nguyện” làm thêm”.

Đứng ở góc độ đại diện cho người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN) cho biết, 235 cuộc ngưng việc của năm 2015 chủ yếu đều có mục đích đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, nhiều cuộc phản đối tăng ca của chủ sử dụng lao động. Khảo sát 10 tỉnh của Tổng LĐLĐ VN gần đây cho thấy, người lao động có thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng chiếm 32%, từ 4-5 triệu đồng/tháng chiếm 26%, dưới 3 triệu đồng/tháng chiếm 19 %. Lương mới đáp ứng 60 % mức sống tối thiểu của người lao động.

Điều chỉnh để tăng khả năng cạnh tranh

ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cho biết, doanh nghiệp nào không cho phép làm thêm thì mức lương của người lao động chỉ 3-4 triệu đồng/tháng, còn làm thêm thì mức thu nhập bình quân của người lao động sẽ tăng lên 7 triệu đồng/tháng.

Trăn trở với vấn đề làm thêm trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, cho biết, doanh nghiệp nào không cho phép làm thêm thì mức lương của người lao động chỉ 3-4 triệu đồng/tháng, còn làm thêm thì mức thu nhập bình quân của người lao động sẽ tăng lên 7 triệu đồng/tháng.

“Nhật Bản có hơn 300 giờ làm thêm/năm. Trong khi thu nhập bình quân của người Nhật Bản là hơn 40.000 USD/người/năm. Còn với quy định làm thêm giờ hiện nay của Việt Nam, chúng ta chỉ có mức thu nhập 1.000 USD/người/năm. Chúng ta đã nghèo và đang đi làm thuê, muốn xuất khẩu thì phải cạnh tranh. Nhưng nếu cứ quy định làm thêm và trả lương như vậy thì người lao động bỏ việc” - ông Nguyễn Xuân Dương bình luận.

Thậm chí, tại buổi đối thoại về chính sách lao động, tiền lương và BHXH do Phòng Công nghiệp và Thương mại VN (VCCI) và Bộ LĐTBXH tổ chức mới đây tại Hà Nội, ý kiến của cộng đồng giới chủ cho rằng, cần điều chỉnh quy định về thời gian làm thêm. “DN được phép làm thêm đến 200 giờ trong 1 năm trong trường hợp: xử lý sự cố sản xuất, giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn,….” (tại Khoản 1, Điều 3, dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi) là chưa hợp lý. Bởi, quy định này đi ngược lại so với quy định tại điểm b, khoản 2, điều 106, Luật Lao động và Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ -CP (chỉ quy định điều kiện làm thêm từ 200 - 300 giờ/năm, không quy định về điều kiện làm thêm 200 giờ/năm). Bên cạnh đó, giới hạn làm thêm giờ của Việt Nam được đại diện VCCI so sánh với các nước khác như: Nhật Bản quy định 360 giờ làm thêm/năm, Malaysia 104 giờ/tháng, Đài Loan 46 giờ/tháng…

Trong khi Việt Nam lại quy định, việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200- 300 giờ/ năm chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định (sản xuất gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước. Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn, và chủ sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lao động. "Việc này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam và khiến Việt Nam không thể phát triển các ngành công nghiệp, chế tạo" – đại diện cộng đồng giới chủ sử dụng lao động nhìn nhận. Thậm chí, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại VN, bày tỏ: “Tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng, tăng giờ làm việc tức là giới chủ bóc lột. Người lao động và doanh nghiệp đang cùng đi trên một con thuyền. Doanh nghiệp đều hiểu người lao động là tài sản quý giá, hành động của doanh nghiệp cũng đều vì người lao động”.

Phân tích kỹ hơn về thời gian làm thêm giờ, bà Vi Thị Hồng Minh - Phó giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động (VCCI) cho rằng, việc quy định “người lao động làm việc trên 10 giờ 1 ngày bao gồm cả thời gian làm thêm giờ thì có ít nhất 30 phút nghỉ thêm nữa và thời gian nghỉ ngơi được tính là thời gian làm việc” (theo khoản 2, Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP) chỉ nên áp dụng cho đối tượng là lao động trực tiếp chứ không cần áp dụng với tất cả người lao động. Đối với các đối tượng đặc thù như lái xe, nghiên cứu, chuyên viên phân tích nên có quy định riêng, bởi số lượng doanh nghiệp yêu cầu các đối tượng này làm thêm 2 giờ/ngày không nhiều và tổng số giờ làm thêm/năm đã phải tuân thủ quy định của pháp luật rồi. “Việc tăng thời gian làm thêm giờ ở mức hợp lý để thực hiện lộ trình bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (có tính đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp) cũng như cải thiện tiền lương của người lao động để tăng sức cạnh tranh với lao động nước ngoài sẽ vào Việt Nam theo tiến trình hội nhập khu vực thời gian tới là điều các cơ quan hoạch định chính sách lao động – tiền lương Việt Nam cần cân nhắc để có những điều chỉnh kịp thời”, đại diện giới chủ sử dụng lao động khuyến nghị.

Tiếp thu các ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho biết: Bộ LĐTBXH ghi nhận những đề xuất kéo dài thời gian làm thêm. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tham mưu với Chính phủ có tờ trình để Quốc hội quyết định việc này. Bởi đây là vấn đề khó giữa câu chuyện tăng năng suất, đời sống việc làm người lao động và giá cả thực tế.

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động