Làm mới âm nhạc dân tộc: Góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Trong những năm gần đây, âm nhạc Việt Nam chứng kiến một xu hướng ngày càng mạnh mẽ khi nghệ sĩ trẻ tìm về cội nguồn, khai thác chất liệu dân gian và truyền thống để sáng tạo ra những sản phẩm âm nhạc độc đáo, đáp ứng thị hiếu hiện đại. Sự kết hợp này không chỉ làm phong phú nền âm nhạc nước nhà mà còn góp phần bảo tồn, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời mở ra tiềm năng to lớn cho việc phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng” Phát triển công nghiệp văn hóa từ "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ"

Mới đây, sau thành công của "Thị Mầu", Hòa Minzy tiếp tục khẳng định tình yêu với quê hương Bắc Ninh qua MV "Bắc Bling" - sản phẩm quy mô lớn nhất trong sự nghiệp của cô. MV được quay hoàn toàn tại Bắc Ninh với sự tham gia của 99% người dân địa phương, đặc biệt có sự góp mặt của danh hài Xuân Hinh - một tượng đài vền ghệ thuật truyền thống. MV "Bắc Bling" đã gặt hái thành công ngoài mong đợi với 10 triệu lượt xem chỉ sau vài ngày ra mắt. Sản phẩm lọt Top 6 MV được xem nhiều nhất thế giới trong vòng 24h và đứng vị trí Top18 Music Video Trending toàn cầu (theo thống kê từ kworb.net). Không chỉ chinh phục khán giả Việt Nam với vị trí Top1 Trending YouTube, MV còn gây tiếng vang ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Úc.

Làm mới âm nhạc dân tộc: Góp phần phát triển công nghiệp văn hóa
Hình ảnh trong MV "Bắc Bling" của ca sĩ Hòa Minzy.

Điều đặc biệt là MV có sự tham gia của gần 300 người dân Lạc Xá, Quế Tân, Quế Võ, Bắc Ninh - từ những cụ già gần 90 tuổi đến các em nhỏ cấp 1, cấp 2. Hòa Minzy chia sẻ rằng việc quy tụ hàng trăm người dân mộc mạc, chưa quen diễn, chưa quen máy quay, tập trung quay 3 ngày trong thời tiết lạnh giá mà vẫn hào hứng, vui vẻ là điều chưa từng có trong showbiz.MV mang đến những hình ảnh đậm nét văn hóa Bắc Ninh với phân cảnh "Ăn một miếng trầu, ăn một miếng trầu. Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta...". Từ trang phục áo tứ thân liền anh liền chị, quả cau miếng trầu, hội đấu vật, đền Bà Chúa Kho, đua thuyền trên sông Như Nguyệt đến Tam Phủ chốn linh thiêng, MV đã tái hiện trọn vẹn nét đẹp văn hóa xứ Kinh Bắc.

Đặc biệt, hình ảnh bà cụ cười tươi móm mém nhai trầu với hàm răng đen đã chạm đến trái tim nhiều khán giả, tạo nên khoảnh khắc đầy cảm xúc và chân thực.Không dừng lại ở đó, Hòa Minzy còn tổ chức ra mắt MV tại quê hương mình - điều được cho là lần đầu tiên trong lịch sử Vpop. Nữ ca sĩ dựng rạp, trang trí Nhà văn hóa thôn và chuẩn bị gần 100 mâm cỗ để chiêu đãi bà con, tổ chức buổi giao lưu văn hóa văn nghệ ấm áp và vui vẻ.

Thông qua MV "Bắc Bling", Hòa Minzy không chỉ thể hiện tình yêu quê hương mà còn đóng vai trò như một đại sứ văn hóa, giới thiệu những nét đẹp truyền thống của Bắc Ninh đến công chúng trong nước và quốc tế. Mới đây, cô và ê-kíp cũng được tỉnh Bắc Ninh gặp mặt, khen thưởng vì đã quảng bá du lịch Bắc Ninh. Đây chính là minh chứng rõ nét cho việc kết hợp giữa giá trị văn hóa truyền thống và âm nhạc hiện đại có thể tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương ra thế giới.

Trước đó, chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã tạo nên những tiết mục âm nhạc gây tiếng vang lớn khi lồng ghép và biến tấu chất liệu văn hóa truyền thống. Tiêu biểu là tiết mục "Trống cơm" của bộ ba NSND Tự Long, Soobin Hoàng Sơn và Cường Seven, trở thành hiện tượng chưa từng có khi đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng âm nhạc thịnh hành YouTube và bền bỉ trụ hạng trong suốt một tháng. Khán giả cũng được chứng kiến Bằng Kiều với "Dạ cổ hoài lang", rapper Binz hát chèo "Đào liễu", hay dàn ca sĩ miền Nam học giọng miền Trung để ca "Mưa trên phố huế". Chương trình khép lại với "Mẹ yêu con" - tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được làm mới qua bản phối mới, với phần X-part do Soobin sáng tác, phần rap của Binz và đoạn hò của NSND Tự Long.

Năm 2023, ca khúc "À lôi" của rapper Double2T (Bùi Xuân Trường) trở thành hiện tượng âm nhạc. Chỉ sau 13 ngày, ca khúc đứng ở vị trí thứ nhất top trending YouTube với 10 triệu lượt nghe. "Bí quyết" thành công của "À lôi" chính là sự kết hợp đặc sắc giữa phong cách hiện đại với chất liệu dân gian, truyền thống của dân tộc Tày.Ngoài "À lôi", Double2T còn có các ca khúc như "Người miền núi chất", "Kéo em về làm vợ" (lấy cảm hứng từ truyện "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài), góp phần đưa bản sắc văn hóa của người dân vùng cao đến gần hơn với cộng đồng.

Khoảng hai thập kỷ gần đây, Hàn Quốc đã chứng minh sức mạnh của công nghiệp văn hóa khi những sản phẩm văn hóa đại chúng như phim ảnh, âm nhạc đã hoàn toàn thay đổi tư duy và cách đánh giá của người nước ngoài về đất nước này.

Ví dụ điển hình là nhóm nhạc BTS. Ngoài doanh thu bán đĩa nhạc, vé xem các buổi hòa nhạc, các sản phẩm phái sinh, BTS còn góp phần thu hút lượng lớn khách du lịch đến Hàn Quốc.Không chỉ thúc đẩy du lịch, công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc còn thực hiện rất tốt vai trò sức mạnh mềm, mở đường giúp các ngành công nghiệp khác thâm nhập thị trường nước ngoài.

Rõ ràng, với những dự án âm nhạc kết hợp chất liệu dân gian như "Bắc Bling" của Hòa Minzy, tác động không chỉ dừng lại ở giá trị văn hóa và giải trí. MV này có tiềm năng thu hút nhiều du khách đến Bắc Ninh, khám phá vẻ đẹp văn hóa địa phương được thể hiện qua âm nhạc.Từ đó, tiềm năng du lịch, thương mại và kinh tế của địa phương cũng được khai thác.Tương tự, các tiết mục trong "Anh trai vượt ngàn chông gai" với việc khai thác chèo cổ, múa chén, cải lương, hoặc "À lôi" của Double2T với âm nhạc dân tộc Tày, đều có thể thúc đẩy du khách tìm hiểu sâu hơn về các loại hình nghệ thuật này và đến với các địa phương nơi những nét văn hóa ấy được bảo tồn và phát triển.

Việc trân trọng, phát huy những giá trị này không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nền âm nhạc Việt Nam mà còn mở ra cơ hội to lớn cho việc phát triển công nghiệp văn hóa nước nhà, từ đó lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra thế giới.

Phương Bùi
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Chào mừng Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn đấu hoàn thành và thông toàn tuyến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Thời gian qua, để “mềm hóa” các văn bản pháp luật vốn khô khan, giúp đoàn viên, người lao động nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực…
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87 ngày 11/4 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người sử dụng đất.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Thực hiện Ch­ương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Đảng ủy Sở Công Thương Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo có hiệu quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong quý I/2025. Trong thời gian tới, Công đoàn từ ngành đến cơ sở tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động thì việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng. Qua đó, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được tổ chức vào 20h10 ngày 22/4/2025 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương và phát trực tuyến trên các nền tảng truyền thông internet.
Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo công bố chương trình Lễ hội Làng Sen 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, gắn với khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” và quảng bá tour du lịch “Về quê Bác”.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động