Làm giàu nhờ trồng nho Hạ Đen
Làm giàu từ cây tam thất Làm giàu từ quê hương Đan Phượng |
Không ngừng học hỏi, đầu tư kỹ thuật
Trong một ngày đầu tháng 3, chúng tôi tìm về thôn Cổ Thượng, xã phương Đình, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội để tìm hiểu về mô hình trồng nho Hạ Đen. Sau khoảng gần 1 giờ đồng hồ đi xe, qua lời chỉ dẫn của người dân xã Phương Đình, chúng tôi đã tìm được vườn nho của gia đình ông Nguyễn Văn Nội. Từ xa, vườn nho của ông Nội xanh mướt một màu khiến cho chúng tôi càng thêm tò mò về sự phát triển của giống nho Hạ Đen trên đất Bắc.
Ông Nguyễn Văn Nội bên vườn nho Hạ Đen đã bắt đầu đi vào khai thác thương mại. Ảnh: Lương Hằng |
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nội cho biết, trong một lần xem tivi, ông tình cờ thấy ti vi phát sóng chương trình trồng thử nghiệm cây nho Hạ Đen. Nhận thấy đây là giống cây mới, thị trường tiêu thụ rộng mở nên ông đã quyết định liên lạc với Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang để tìm hiểu cách trồng. Sau quá trình tham quan, học hỏi, tháng 3/2019, ông Nội đã trồng thử nghiệm 100 gốc nho Hạ Đen trên chính mảnh đất của gia đình.
Ông Nội kể, ngày mới đưa cây nho Hạ Đen về trồng, ông nhận nhiều sự chỉ trích của mọi người. Thời điểm đó, nhiều người nghĩ ông ngớ ngẩn vì từ trước tới giờ chưa ai trồng được cây nho tại huyện Đan Phượng nói riêng cũng như Thành phố nói chung. Thế nhưng, sau 3 năm, vợ chồng ông Nội đã chứng minh cho mọi người thấy chỉ cần có sự quyết tâm và chăm chỉ thì sẽ làm nên tất cả. Cứ như vậy, dưới đôi bàn tay của ông Nội, những gốc nho bắt đầu đâm chồi non, trưởng thành rồi ra hoa, kết trái khiến biết bao người dân thôn Cổ Thượng không tin vào mắt mình, mọi người không ngờ rằng ông Nội lại có thể bắt cây nho “đẻ” ra hàng chục chùm nho to, đẹp đến vậy.
Để có được vườn nho khỏe mạnh như hiện tại, ông Nội phải học hỏi kỹ thuật ở nhiều nơi. Dù nhận được sự giúp đỡ của trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, thế nhưng vợ chồng ông Nội vẫn tới trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam để tìm hiểu về kỹ thuật trồng nho Hạ Đen. Cùng đó, vợ chồng ông Nội cũng bỏ ra hàng chục triệu đồng để tham gia khóa học kỹ thuật chăm sóc cây nho của kỹ sư người Trung Quốc. Trong năm đầu tiên trồng thử nghiệm, mọi vấn đề về sâu bệnh hại, kỹ thuật giúp nho sinh trưởng và phát triển ông Nội đã nắm trong lòng bàn tay. Hiện tại, ông đã có thể tự tin chăm sóc vườn nho của mình mà không cần sự trợ giúp của kỹ sư người nước ngoài.
Ông Nội cho hay, trong năm 2019, mô hình nho Hạ Đen được chuyển giao tới một số điểm như Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Sơn La, Cao Bằng, Tuyên Quang. Riêng Hà Nội có 2 mô hình thí điểm là Đan Phượng và Sơn Tây nhưng đến nay chỉ thấy mô hình của vợ chồng ông đưa lại hiệu quả, còn vườn nho thí điểm ở Sơn Tây dường như đã thất bại. Do đó, việc nắm được kỹ thuật chăm sóc nho là rất quan trọng, nếu không hiểu được những đặc điểm của cây nho thì cây nho sẽ rất dễ gặp sâu bệnh hại, nếu có quả năng suất cũng rất thấp.
“Thời gian đầu mới trồng, hầu như ngày nào vợ chồng tôi cũng có mặt ở vườn nho để chăm sóc và theo dõi sự sinh trưởng của cây nho. Mình vừa làm phải vừa để ý sâu bệnh, cây nho rất kị nước nên với những vùng đất trũng, tôi phải đào rãnh cao, thiết kế bạt phủ luống để làm giảm lượng nước ngấm xuống gốc cây. Đặc biệt, nếu xác định trồng loại nho này thì phải có hệ thống mái che; hệ thống tưới nhỏ giọt; vườn cũng phải thường xuyên làm cỏ thì cây nho mới sống được”- ông Nội nói.
Cũng do xuất thân từ nghề trồng đào, quất nên ông Nội chẳng nề hà việc gì, từ ngày có vườn nho, toàn bộ đào quất ông đều thuê người làm để tập trung vào phát triển giống cây khó tính này. Ông Nội nói với chúng tôi, việc chăm sóc cây nho này khá đặc biệt, nếu như làm đào, quất có thể học lỏm được thì cây nho này lại thiên về yếu tố kỹ thuật, nhất là thời điểm nho ra hoa, do đó không thể nào nhìn qua mà bắt chước được.
Thu lợi cao nhờ mở rộng mô hình trồng nho Hạ Đen
Vốn mong muốn đưa đến người tiêu dùng sản phẩm sạch, chất lượng, vợ chồng ông Nội đã sử dụng các sản phẩm phân chuồng và phân bón hữu cơ để bón cho cây nho. Để thuận tiện cho việc chăm sóc cây, vợ chồng ông Nội đã tự thiết kế, xây dựng hệ thống ủ phân hữu cơ từ đậu tương ngay trong vườn.
Với quy trình chế tạo phân bón hữu cơ từ đậu tương, ông Nội sẽ phải bỏ ra chí phí cao so với các loại phân hóa học, tuy nhiên, để tránh làm hại đất trồng nên vợ chồng ông chấp nhận bỏ ra chi phí lớn để đưa về những chùm nho chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng.
So với các loại cây khác, giống nho Hạ Đen đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần. “Giống nho này rất nhanh được thu, thông thường khoảng 8 tháng trồng đã cho thu hoạch. Trong khi đó, một năm nho có đến 2 vụ vào tháng 5 và tháng 10 âm lịch. Chính vụ tháng 5 cho năng suất cao hơn do có thời gian ngủ đông dài vài tháng nên quả to, chùm nho cũng đều hơn”- ông Nội chia sẻ.
Trong năm đầu tiên trồng 100 gốc nho Hạ Đen, gia đình ông Nội đã thu hoạch được khoảng 5 tạ nho đen không hạt. Thời điểm đó, nhiều người vừa muốn tham quan, vừa muốn mua nho ăn nên ông Nội chủ yếu bán cho khách tới tham quan vườn với giá khoảng 130 nghìn đồng/kg. Có những ngày khách tìm đến nhiều, vợ chồng ông Nội không có đủ nho để bán, phải hẹn khách vài ngày quay lại để nho được chín hơn.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế lớn từ loại nho không hạt này đem lại, vợ chồng ông Nội quyết định nhân rộng diện tích trồng nho. Từ 100 gốc nho ban đầu, tới hiện tại, vợ chồng ông Nội đã có trên 700 gốc nho trên diện tích 6 sào. Trong vụ mùa tháng 5 tới đây, 1 sào nho trên 3 năm của ông sẽ đi vào thương mại, cho sản lượng từ 7 – 8 tạ quả/ sào. Còn lại 2 vườn nho 600 gốc trồng được 2 năm cũng sẽ đạt khoảng 5 tạ/ sào. Như vậy, nếu trừ chi phí, vợ chồng ông Nội sẽ thu được khoảng từ 40- 45 triệu đồng/ sào nho trong 1 vụ.
Thời gian tới, bên cạnh việc phát triển thương mại giống nho Hạ Đen, vợ chồng ông Nội cũng dự tính sẽ đầu tư phát triển du lịch. “Ngay từ khi 100 gốc nho được thu, rất nhiều người đã đến tham quan chụp ảnh với vườn nho. Không chỉ có người dân địa phương mà còn có những du khách phương xa. Tôi không ngần ngại gì mà đồng ý vì tôi cũng muốn mọi người được tận mắt chứng kiến những chùm nho ngon ngọt ngay trên mảnh đất quê hương”- ông Nội cho hay.
Tuy nhiên, hiện tại, hơn 6 sào nho chỉ có thể phát triển thương mại, nếu kết hợp cả du lịch sẽ làm ảnh hưởng tới cây. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, ông Nội sẽ dành riêng một khu đất để trồng những giàn nho phẳng, kết hợp trồng thêm hoa và dâu tây để du khách có thể vừa tham quan, chụp ảnh vừa trải nghiệm hoạt động hái trái cây ngay tại vườn, từ đó, nâng cao hiệu quả từ giống nho Hạ Đen này./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21