Lãi suất cho vay ở Việt Nam thấp hay cao?

Theo các chuyên gia, lãi suất ở Việt Nam đang cao, gây khó cho doanh nghiệp, còn NHNN cho rằng, hạ lãi suất tiếp chưa chắc đã thông tín dụng.  

Câu chuyện về lãi suất và sự tác động của nó đến nền kinh tế tiếp tục hâm nóng Diễn đàn Kinh tế do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ chức. Bởi tại kỳ Diễn đàn Mùa xuân hồi đầu năm chủ đề này đã được đề cập với nhiều ý kiến đề nghị NHNN phải điều chỉnh lãi suất phù hợp hơn với thực tiễn, cụ thể là giảm lãi suất, để hỗ trợ sản xuất, thậm chí là cứu doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau nửa năm, các chuyên gia vẫn tiếp tục phải “thúc” ngân hàng nhà nước xem xét chính sách lãi suất với hàm ý mức lãi suất hiện không phù hợp.

Chuyên gia: Lãi suất ở Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhìn lại 9 tháng qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt, lãi suất cho vay đã giảm nhưng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp để kinh doanh còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn thấp, 8 tháng chỉ đạt 6,21%, tăng không đáng kể so với cùng kỳ 2013. Điều này phản ánh khả năng hấp thụ của nền kinh tế thấp do tổng cầu yếu.

Còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng đầu năm 2014, Việt Nam có 53.192 doanh nghiệp thành lập mới và cũng có 48.330 doanh nghiệp phải giải thể, dừng hoạt động. Thực tế số doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong 9 tháng qua vẫn tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, Bộ KHĐT nêu có trên 7.000 doanh nghiệp đã chính thức “khai tử” vì đã hoàn thành thủ tục giải thể, trên 8.400 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động có thời hạn. Có trên 32.000 doanh nghiệp vẫn trong trạng thái chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc tự đóng cửa không đăng ký.

Báo cáo kinh tế vĩ mô của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia còn cho thấy, khu vực tư nhân cũng đang chịu sự đối xử thiếu bình đẳng so với khu vực đầu tư nước ngoài FDI và doanh nghiệp nhà nước.

Những con số này tiếp tục vẽ thêm nét buồn cho bức tranh về sức khoẻ của đội ngũ doanh nghiệp ở nước ta. Nguyên nhân của thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh những yếu tố khách quan tác động của khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, còn có nguyên nhân do mặt bằng lãi suất ở nước ta chưa sát thực tế, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất.

Với thực tế này, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh khuyến nghị, nếu tiếp tục chính sách kích cầu chỉ nên kích thích vào khu vực tư nhân. Về mặt kinh tế các doanh nghiệp này không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất. Bởi lẽ, ràng buộc và chi phí ở đây là hệ số sinh lời của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng giảm xuống mức chỉ khoảng trên 1%, trong khi lãi suất huy động là 6 -7% và lãi phải trả ngân hàng trên dưới 10%.

Còn chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược đề cập: Hiện nay, lãi suất của Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới, lãi suất cơ bản là 9%, còn lãi suất cho vay 10 đến 13% trong khi lãi suất ở châu Âu là âm, ở Nhật và Mỹ đều là 0.

Với lãi suất cao như thế, ông Lược cảnh báo rằng, doanh nghiệp làm gì cũng “chết”, không thể cạnh tranh được. Tuy vậy, ông Lược cũng nhìn nhận việc giảm lãi suất là việc khó, nhưng nếu không xử lý chuyện này thì nền kinh tế khó có thể tăng trưởng được.

Không những thế, ông Lược nhấn mạnh rằng, trước đây lãi suất cao đến 18% nhưng vẫn thấp hơn so với lạm phát; còn hiện nay, lãi suất dù đã xuống 6%, thì vẫn cao hơn mức lạm phát là 2%.

Phó Thống đốc: Tín dụng mắc rất nhiều, chứ không phải chỉ là lãi suất

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, mặt bằng lãi suất hiện nay đã quay về mức của năm 2006, và chỉ bằng 40% so với mức của cuối năm 2011 (trên 20%/năm).

Không những thế, theo bà Hồng, lãi suất cho vay hiện nay tạo sự ổn định trên thị trường, “việc hạ lãi suất tiếp chưa chắc đã giúp tháo gỡ lưu thông tín dụng. Vì thực tế, tín dụng mắc rất nhiều, chứ không phải chỉ là lãi suất”.

Về những băn khăn của nhiều chuyên gia đối với chính sách điều hành của NHNN liên quan đến lãi suất, bà Hồng giải thích, chính sách điều hành lãi suất của NHNN phải tương ứng với diễn biến của lạm phát. Lạm phát đạt 3,62% tính đến tháng 9 năm nay so với cùng kỳ năm trước là 3,62%, và kỳ vọng đạt khoảng 5% cả năm 2014.

Do đó, bà Hồng khẳng định: “Lãi suất huy động là 5%/năm. Nhiều ngân hàng cho vay dự án tốt, xuất khẩu chỉ với mức lãi suất 6%/ năm”. Thêm nữa, tính đến 23/9, tăng trưởng tín dụng đạt 6,73% so với cuối năm 2013. Điều này đặt ra kỳ vọng tín dụng cả năm sẽ tăng 10-12%, sát với chỉ tiêu định hướng mà NHNN đặt ra từ đầu năm./.

Theo Xuân Thân/VOV.VN

Nên xem

Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Theo Chương trình, sáng nay (22/5), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Nghị quyết bầu Chủ tịch nước được thông qua, Chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Bằng lăng sau cơn mưa

Bằng lăng sau cơn mưa

(LĐTĐ) Bằng lăng sau cơn mưa nở rộ, sắc tím của hoa trải dài trên con phố nhỏ. Màu tím ấy không chỉ là sắc màu của loài hoa mà còn là màu của những kỷ niệm xưa cũ, của những nỗi lòng luyến lưu chưa bao giờ phai nhạt. Dưới hàng cây bằng lăng, lòng người như thắt lại với bao hoài niệm về một thời đã qua, về những ký ức tươi đẹp ngày mà mưa từng làm ướt đôi vai người ấy.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội thăm, tặng quà nhân viên y tế khó khăn tại 10 cơ sở

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội thăm, tặng quà nhân viên y tế khó khăn tại 10 cơ sở

(LĐTĐ) Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã đi thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên y tế có hoàn cảnh khó khăn tại 3 đơn vị, gồm: Bệnh viện 09, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây và Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco.
Hà Nội: Hoàn thành việc cấp mã tuyển sinh đầu cấp trước ngày 31/5

Hà Nội: Hoàn thành việc cấp mã tuyển sinh đầu cấp trước ngày 31/5

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu, phải hoàn thành việc cấp mã tuyển sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trước ngày 31/5.
Trường đại học phải xét tuyển tất cả phương thức đã công bố

Trường đại học phải xét tuyển tất cả phương thức đã công bố

(LĐTĐ) Một trong những yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đối với các cơ sở giáo dục đại học trong kỳ tuyển sinh năm 2024 là trong trường hợp các trường sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển, thì phải tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức, tổ hợp xét tuyển cho thí sinh theo đề án đã công bố.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, người sử dụng lao động trả tiền lương giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng trong khu vực, dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua kênh Facebook

Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua kênh Facebook

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra, phát hiện và tạm giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu bán qua mạng xã hội Facebook qua tài khoản "Nguyễn Kiên...".

Tin khác

Mua sắm với loạt ưu đã và quà tặng hấp dẫn tại Tuần lễ Cảm ơn của UNIQLO

Mua sắm với loạt ưu đã và quà tặng hấp dẫn tại Tuần lễ Cảm ơn của UNIQLO

(LĐTĐ) Ngày 21/5 - UNIQLO, chính thức công bố kế hoạch khởi động Tuần lễ Cảm ơn (Kanshasai) trên khắp hệ thống 23 cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến từ ngày 24/5 đến ngày 2/6/2024.
“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

(LĐTĐ) Bất chấp mọi nỗ lực của các cơ quan quản lý, giá vàng trong nước vẫn kéo xa khoảng cách với giá vàng thế giới, “một mình thẳng tiến”. Sau 7 phiên đấu giá, bao hy vọng giá vàng sẽ giảm, nhưng thực tế không như kỳ vọng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng cần xác định rõ “vị trí” của vàng để đưa ra giải pháp chính xác và hiệu quả.
Phải kéo giảm giá vàng

Phải kéo giảm giá vàng

(LĐTĐ) Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường. Loại vàng miếng đấu thầu là vàng SJC, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất, hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

(LĐTĐ) Trong tháng 4/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Dương ước tăng 2,56% so với tháng trước và tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 5.
Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

(LĐTĐ) Theo Cục Hàng không, trước việc thuê máy bay bị “vỡ” kế hoạch, các hãng đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân.
Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), giá vàng trong nước tăng trở lại sau nhiều ngày giảm do tác động của thông tin về thanh tra và đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng miếng SJC quay trở lại lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn hơn 77 triệu đồng/lượng.
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Xem thêm
Phiên bản di động