Kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước được tăng cường, kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công
Từ ngày 6-8/11: Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn Quốc hội chất vấn việc thực hiện những "lời hứa" của các tư lệnh ngành |
Sáng 6/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt
Về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng, Phó Thủ tướng cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, các giải pháp về công tác quy hoạch, đầu tư, tài chính, tiền tệ, tín dụng và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trình bày Báo cáo. Ảnh: Quốc hội |
Cụ thể, công tác quy hoạch được đẩy mạnh, chất lượng được nâng lên; đã ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia và nhiều quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh, phấn đấu hoàn thành phê duyệt các quy hoạch trong năm 2023. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp được tích cực triển khai, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân.
Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng bảo đảm tập trung có trọng tâm, trọng điểm, không để dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công được tăng cường; giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước được tăng cường, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép của Quốc hội.
Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá cơ bản ổn định. Từ đầu năm 2023, đã 4 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%; triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lâm sản, thủy sản; tập trung vốn tín dụng cho các động lực tăng trưởng, lĩnh vực ưu tiên.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, trong các lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, bất cập: Tiến độ hoàn thành các quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tỉnh còn chậm. Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay trong gói 40 nghìn tỷ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu; tiếp cận tín dụng còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng…
Toàn cảnh phiên chất vấn sáng 6/11. Ảnh: Quốc hội |
Thị trường bất động sản còn khó khăn
Về các lĩnh vực: Công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, đã ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, hiệu quả cao.
Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 6 dự án giao thông trọng điểm quốc gia với tổng vốn đầu tư gần 400 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2021 đến nay, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 659 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đưa vào khai thác là 1.822 km; phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành và vượt mục tiêu 3.000 km đường cao tốc theo Nghị quyết Đại hội XIII.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo tổng kết, hoàn thiện, trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi); đổi mới chính sách tài chính về đất đai và giá đất. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai từng bước được nâng cao.
Các đại biểu nghe trình bày Báo cáo. Ảnh: Quốc hội |
Bên cạnh đó, Chính phủ đánh giá, công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công của một số dự án hạ tầng trọng điểm, nhất là hạ tầng năng lượng và giao thông còn chậm; chưa ban hành Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy định về hoạt động lấn biển. Việc phát triển đô thị thông minh còn hạn chế; thị trường bất động sản còn khó khăn. Chất lượng môi trường ở một số nơi còn chậm được cải thiện; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông, đô thị còn những bất cập…
Phát triển văn hoá còn chậm so với phát triển kinh tế
Về các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động - thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo sửa đổi đồng bộ cơ chế quản lý, tài chính, phương thức đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Hoàn thiện hành lang pháp lý thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo; triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 2,93%... Thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06; sớm xây dựng, vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia…
Tuy nhiên, đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn khiêm tốn; tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm; cải cách sách giáo khoa chưa đáp ứng yêu cầu. Phát triển văn hoá còn chậm so với phát triển kinh tế. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cục bộ chưa được khắc phục triệt để. Số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ; lao động khu vực phi chính thức còn lớn; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao…
Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn chậm
Báo cáo về các lĩnh vực tư pháp, nội vụ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 3 Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm; 25 dự án luật, nghị quyết.
Trong sáng 6/11, Quốc hội sẽ chất vấn đối với các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư; tài chính; ngân hàng. Ảnh: Quốc hội |
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 116 văn bản, trong đó có 68 Nghị định để quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính ngày càng hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy; kiên quyết tổ chức lại, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức không đáp ứng tiêu chí, điều kiện thành lập, nhất là các tổ chức bên trong các bộ, ngành, địa phương…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết vẫn chưa được khắc phục triệt để. Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn chậm; sắp xếp, kiện toàn bộ máy còn những bất cập. An ninh, trật tự an toàn xã hội, tội phạm ở một số địa bàn, lĩnh vực còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp…
Thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.
Theo chương trình, sáng 6/11, sau khi nghe trình bày các Báo cáo, Quốc hội sẽ chất vấn đối với các lĩnh vực: Kế hoạch và đầu tư; tài chính; ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31