Kỳ họp thứ 8: Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua 25 dự án luật

(LĐTĐ) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thống nhất Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc vào 21/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11 (tiến hành theo 2 đợt, đợt 1 từ 21/10 - 13/11; đợt 2 từ 20/11 - 30/11/2024), tổng thời gian làm việc là 28,5 ngày.
Sửa đổi 7 luật trong lĩnh vực tài chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 21/10

Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo

Ngày 15/10 tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đồng chủ trì Hội nghị giữa Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo về 3 dự án luật: Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV...

Kỳ họp thứ 8: Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua 25 dự án luật
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội.

Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ thảo luận để thống nhất một số nội dung, chương trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cùng với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, trong 9 tháng qua, chính trị - xã hội đất nước ta ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, an ninh trật tự được bảo đảm, đối ngoại và hội nhập được đẩy mạnh, nhất là kinh tế đối ngoại đạt nhiều kết quả, thu hút FDI trên 25 tỷ USD và đặc biệt là giải ngân vốn FDI trên 17 tỷ USD.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện...

Kỳ họp thứ 8: Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua 25 dự án luật
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội.

Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần tiếp tục nỗ lực, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả. Ngay sau Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Chính phủ đã bắt tay vào việc chuẩn bị phục vụ Kỳ họp thứ 8, riêng Thủ tướng đã ban hành 15 văn bản phân công, đôn đốc với tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Tại Kỳ họp thứ 8, công việc rất nặng nề, dự kiến Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, tích cực chuẩn bị các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần của Hội nghị Trung ương 10 và chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt...

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Qua các báo cáo và ý kiến tại hội nghị, phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thống nhất Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc vào 21/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11 (tiến hành theo 2 đợt, đợt 1 từ 21/10 - 13/11; đợt 2 từ 20/11 - 30/11/2024), tổng thời gian làm việc là 28,5 ngày.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, Kỳ họp thứ 8 sẽ quán triệt tinh thần, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.

Theo đó, kịp thời cụ thể hóa chủ trương, Nghị quyết của Đảng về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Pháp luật phải xuất phát và đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và sự thay đổi nhanh của thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Kỳ họp thứ 8: Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua 25 dự án luật
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Quốc hội.

Đồng thời, luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các nội dung thuộc thông tư, nghị định, tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội phải lấy chất lượng làm chính, khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và có “tuổi thọ” cao...

Sau hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng Đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ có thông báo kết luận chung để thực hiện; các báo cáo tiếp thu, giải trình các dự án luật, Nghị quyết do Phó Thủ tướng Chính phủ ký hoặc phải ủy quyền cho Bộ trưởng ký; các thành viên Đảng Đoàn Quốc hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thi hành luật đạt hiệu quả cao nhất, Chủ tịch Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý, Chính phủ cần chỉ đạo chặt chẽ hơn các cơ quan soạn thảo trong việc hoàn thiện các nội dung, nhất là với các nội dung đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp...

"Tinh thần là những việc gì chưa rõ, chưa thống nhất, còn có ý kiến khác nhau, thì cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phải tiếp tục ngồi với nhau, cần thiết thì Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Quốc hội cùng xem xét, cho ý kiến để đi đến thống nhất phương án", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu

3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định phạt hành chính 3 doanh nghiệp là CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai, CTCP Địa ốc Phúc Đạt và CTCP Kết cấu thép ATAD Đồng Nai, tổng mức phạt 427,5 triệu đồng, do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn, nội dung sai lệch về tình tài chính và trái phiếu của các công ty này.
Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông

Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Những năm gần đây, số vụ tai nạn, số người thương vong do tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm đáng kể. Để có được sự chuyển biến tích cực đó, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, thiết thực, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông.
Thạch Thất ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị

Thạch Thất ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Sáng 15/12, Ban Chỉ đạo 197 huyện Thạch Thất (Hà Nội) đồng loạt tổ chức ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy trên toàn địa bàn huyện.
Thạch Thất đề xuất 140 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024

Thạch Thất đề xuất 140 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã thành lập 2 Đoàn kiểm tra do lãnh đạo LĐLĐ huyện làm Trưởng đoàn, thực hiện kiểm tra, thẩm định, chấm điểm 148 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa năm 2024.
Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

(LĐTĐ) Trong Công văn số 10066/BKHĐT-QLĐT phát hành mới đây, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho biết: Việc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 theo phương án của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép theo các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều 28 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.

Tin khác

Cao điểm trấn áp tội phạm dịp Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh thành phía Nam

Cao điểm trấn áp tội phạm dịp Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh thành phía Nam

(LĐTĐ) Ngày 15/12, Công an một số tỉnh, thành phía Nam tổ chức lễ ra quân cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đề xuất phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để làm tuyến metro số 2

Đề xuất phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để làm tuyến metro số 2

(LĐTĐ) Thay vì sử dụng vốn ODA như tuyến đường sắt đô thị số 1, Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) đề xuất kênh huy động vốn theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để làm tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổng diện tích tự nhiên lập quy hoạch là 3.359,84km2.
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 166-KH/BTGTU về tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944-22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

(LĐTĐ) Ngày 11/12 tại Kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ người sử dụng phương tiện vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, tàu điện (metro), nhất là vào ngày 22/12 tới đây, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức vận hành thương mại.
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

(LĐTĐ) Từ một tỉnh thuần nông, thu ngân sách Nhà nước khá thấp đến nay Hưng Yên đã vươn lên thành địa phương có số thu ngân sách Nhà nước tốp cao cả nước và là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 12,5%), và giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 12,6%).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

(LĐTĐ) Tại Phiên họp thứ 40, về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động