Phát huy vai trò cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để công nhân lao động được an cư

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Thấu hiểu những mong mỏi của công nhân lao động, Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động nhiều hơn nữa trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

Chính sách nhân văn dần triển khai

Nhà ở công nhân gồm 3 loại hình: Nhà ở xã hội, khu lưu trú và phòng trọ. Trong đó, nhà ở xã hội giá rẻ được xem là chốn an cư với công nhân. Thời gian qua, Nhà nước đã dành sự quan tâm sâu sắc đến đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ, đời sống công nhân. Trên các diễn đàn Quốc hội, các phiên chất vấn, phiên thảo luận tại tổ, tại hội trường, hay trong các buổi tiếp xúc cử tri, vấn đề nhà ở cho người lao động, công nhân các khu công nghiệp luôn trở thành đề tài nóng hổi được luận bàn thẳng thắn, trực diện.

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân
Để tiết kiệm chi phí, đa phần công nhân lao động thuê những căn phòng nhỏ.

Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Đề án này được kỳ vọng sẽ góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại; là phao cứu sinh để người lao động hoàn thành được mơ ước an cư lạc nghiệp.

Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.

Là địa bàn có đông công nhân lao động của cả nước, thành phố Hà Nội không đứng ngoài cuộc trong nhiệm vụ phát triển nhà ở cho công nhân lao động. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp...

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025, trong đó đã định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp. Đồng thời, Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ban, ngành, các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động.

Tháng 7/2022, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, trong đó nêu rõ nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp và bảo đảm chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức Công đoàn.

Chủ trì cuộc đối thoại với công nhân, lao động Thủ đô năm 2023 vào tháng 7 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khẳng định, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội theo kế hoạch, thực hiện Chương trình 1 triệu nhà ở xã hội cho người lao động. Các doanh nghiệp đã tương đối sẵn sàng. Hà Nội cũng sẽ có chính sách riêng để công nhân với mức lương bình quân 7 triệu đồng/tháng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội, có tính khả thi. Tuy nhiên, việc này cũng cần có lộ trình cụ thể.

Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đang chỉ đạo tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội. Với 40 dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện, Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành 18 dự án, cung cấp khoảng 869.000m2 sàn với 12.137 căn hộ; giai đoạn sau năm 2025 hoàn thành 22 dự án với khoảng 1,6 triệu m2 sàn, 22.400 căn hộ.

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân
Những căn phòng của công nhân lao động chật chội, thiếu không gian vui chơi cho trẻ em.

Chia sẻ về quá trình thực hiện, ông Trần Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, tại Hà Nội đã triển khai một số chính sách phát triển nhà ở cho công nhân như: Huy động nguồn vốn đầu tư triển khai các Dự án nhà ở cho công nhân lao động từ các nguồn khác nhau (Ngân sách Thành viên, vốn vay ưu đãi, vốn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, vốn của doanh nghiệp sử dụng lao động...); Tìm kiếm, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án phát triển nhà ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp cụm công nghiệp - đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa bố trí được quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động.

Tuy nhiên, Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nộ chia sẻ, việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua vẫn còn những khó khăn, vướng mắc về quy hoạch. Các khu công nghiệp - chủ yếu là các khu công nghiệp cũ hầu hết chưa được quy hoạch quỹ đất phục vụ việc xây dựng nhà ở cho công nhân; các dự án chủ yếu có tính chất là các công trình hạ tầng kỹ thuật, chưa rõ để thực hiện trách nhiệm với các công trình xã hội - phúc lợi - công cộng.

Về nguồn vốn (vốn của doanh nghiệp, vốn vay, vốn ngân sách) phục vụ chương trình phát triển nhà ở cho công nhân còn hạn hẹp, khó tiếp cận và chưa đáp ứng được nhu cầu. Các chính sách ưu đãi về vốn theo quy định của pháp luật hiện nay chưa đủ khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở công nhân. Trong khi các dự án có thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 20 - 30 năm. Vì vậy việc xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà ở công nhân còn gặp nhiều khó khăn.

Trong cơ chế chính sách, hiện chưa có cơ chế phân cấp quản lý và đầu tư cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị về quản lý đầu tư xây dựng các dự án nhà ở công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp. Ngoài ra, vấn đề thuộc về ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp khi sử dụng lao động đều chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân và xem đó chủ yếu là trách nhiệm của xã hội, của Nhà nước…

Giải pháp trước mắt “giải khát” nhu cầu nhà ở

Nói về phát triển nhà ở cho công nhân, theo các chuyên gia, phân khúc nhà ở xã hội khó có thể phát triển nếu thiếu sự tham gia tích cực từ phía chính quyền địa phương. Trước những rào cản trong xây dựng nhà ở cho công nhân, ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho rằng, để tháo gỡ được khó khăn cần thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển thành thay đổi hành vi của các cấp chính quyền, các cán bộ; công nhân lao động.

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân
Một số khu trọ được chủ trọ đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, đảm bảo an toàn cho người thuê trọ.

Xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn, cấp thiết và đậm tính nhân văn, nhưng lại cần một chiến lược “dài hơi”. Từ những vướng mắc kéo dài qua nhiều năm chưa được giải quyết triệt để, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc xây dựng nhà ở xã hội, nên mở rộng hình thức lưu trú cho công nhân để đáp ứng nhu cầu ngay trước mắt về chỗ ở cho công nhân lao động.

Bởi đối với những công nhân lao động, nhà ở là tài sản quá lớn, quá sức đối với họ, việc mua, sở hữu một căn hộ dù là nhà ở xã hội trả góp cũng là gánh nặng tài chính quá lớn. Do vậy, cần có chính sách tập trung ưu tiên cho loại hình nhà ở cho thuê, đáp ứng nguyện vọng, giải quyết được nhu cầu cấp thiết cho người lao động tại các khu công nghiệp. Hình thức phát triển nhà ở cho thuê nằm trong chính sách phát triển nhà của nhiều quốc gia đã thành công như là Singapore, Malaysia... là bài học kinh nghiệm quý, do đó, Nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ, đột phá để xây dựng các dự án nhà ở cho thuê.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho rằng, để đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, ngoài việc xây dựng nhà ở từ nguồn vốn nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả góp… theo cơ chế thị trường để góp phần tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động trong các thành phần kinh tế.

Ông Nguyễn Thanh Đặng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G, cũng cho rằng việc xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân là vấn đề rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu bức thiết cho công nhân. Thực tế, các chủ nhà trọ là lực lượng chủ lực đã đóng góp rất lớn trong việc đáp ứng chỗ ở cho hàng triệu công nhân lao động. Do đó, rất cần thiết có cơ chế, chính sách hỗ trợ các chủ khu nhà trọ để nâng cao chất lượng và các dịch vụ, tiện ích phục vụ người thuê ở.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong khi Nhà nước chưa đáp ứng đủ nhà ở cho người lao động thì phải huy động nguồn lực xã hội, bao gồm khuyến khích người dân phát triển nhà ở trong điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu, đảm bảo an toàn cháy nổ, mưa bão, thiên tai…

Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải quản lý như thế nào để các nhà chung cư quy mô nhỏ, nhà trọ được xây dựng và quản lý vận hành đúng quy hoạch, an toàn về mặt kết cấu, đặc biệt đảm bảo về phòng cháy chữa cháy; trong đó, có việc tăng cường quản lý từ khâu cấp phép xây dựng, trong quá trình xây dựng đến quản lý vận hành, phải làm thế nào để phù hợp với quy định pháp luật, chứ không thể chạy theo để quản lý.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng thống nhất rằng, đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” vẫn là yếu tố cốt lõi để phát triển nhà ở cho công nhân lao động trong giai đoạn này. Để kế hoạch 1 triệu căn nhà ở xã hội “về đích” như kỳ vọng, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là cần sớm hoàn thiện thể chế chính sách, “mở van” dòng vốn và bố trí quỹ đất linh hoạt. Cần ưu tiên khai thác tối đa khu đất sử dụng kém hiệu quả ở đô thị để sớm hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho hàng triệu người thu nhập thấp.

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân
Công nhân lao động mong muốn được tiếp cận thuê những căn phòng khang trang, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi hơn với mức giá hợp lý với đồng lương của họ.

Một trong những giải pháp để gỡ khó là mới đây là tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê. Việc quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giúp bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, hy vọng sẽ phát huy vai trò, trách nhiệm của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là quyền có chỗ ở, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút công nhân, người lao động tham gia tổ chức Công đoàn.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay: “Thời gian qua, chúng tôi đã thử nghiệm, xây dựng thiết chế công đoàn trong đó có Khu nhà ở Hà Nam. Đến nay, đây là khu nhà ở chất lượng được đoàn viên, người lao động ủng hộ, cùng đó chúng tôi nhận thức với tư cách là tổ chức đại diện cho người lao động thì trước vấn đề bức xúc của người lao động về nhà ở thì công đoàn phải tham gia. Chúng tôi đã có kinh nghiệm về triển khai Dự án thiết chế công đoàn, có Ban Quản lý Dự án thiết chế công đoàn, có nguồn vốn chuẩn bị của tổ chức công đoàn. Với kinh nghiệm sẵn có, thời gian tới khi ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tham gia tích cực để có Nghị định hướng dẫn một cách cụ thể để thực hiện quyền năng của mình.

Đồng thời, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thu xếp nguồn vốn, lựa chọn địa bàn, ưu tiên những nơi có đông công nhân hoặc vùng khó khăn, đồng thời phối hợp tích cực với các địa phương để đảm bảo nguồn đất đai cần thiết, đảm bảo có địa điểm để tổ chức xây dựng. Quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng với xây dựng thiết chế công đoàn, vẫn tập trung nhiệm vụ đầu tiên là chăm lo, đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động, những nội dung truyền thống mà hiện nay chúng tôi đã làm hiệu quả”.

Nguyễn Hoa - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

(LĐTĐ) Sáng ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức 30%.
Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

(LĐTĐ) Áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai các thủ tục để sớm thi công xây dựng 5 dự án BOT giao thông cửa ngõ của Thành phố và tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm 27/4 hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ nối ra cửa ngõ Thủ đô như: Trục đường Vành đai 3, Vành đai 2, Giải Phóng - Ngọc Hồi,... đã chật cứng phương tiện. Dưới thời tiết nắng nóng, dòng người di chuyển rất khó khăn. Lực lượng chức năng đã rất nỗ lực để điều tiết giao thông.

Tin khác

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Xem thêm
Phiên bản di động