Phát huy vai trò cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để công nhân lao động được an cư

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

(LĐTĐ) Trong quá trình phát triển đất nước, các đô thị lớn phát triển khu công nghiệp thì người lao động di cư tự nhiên từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập là tất yếu. Sống trong những nhà trọ chật hẹp, cả người lao động và chủ trọ đều mong muốn sớm được hoàn thiện chính sách quản lý, chính sách với nhà đầu tư, với người lao động thu nhập thấp (cho vay, trả góp…). Chính sách gắn với pháp chế - công khai - minh bạch - sự tham gia (tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, người mua nhà, Nhà nước, khuyến khích sự tham gia của tổ chức xã hội).
Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

Nhiều rào cản để tư nhân hóa đầu tư nhà trọ công nhân

Thực tế cho thấy, tình trạng công nhân lao động ở những phòng trọ “xập xệ”, nhỏ như hộp diêm tù túng không phải là hiếm. Với thu nhập hạn hẹp, đó là sự lựa chọn tối ưu với công nhân nhiều năm qua. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của tình trạng đó cũng có phần của chính chủ những nhà trọ khi quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn là đầu tư vào cơ sở hạ tầng của mình. Thế nhưng, khi tìm hiểu, nhiều chủ trọ muốn đầu tư xây dựng những dãy trọ khang trang, sạch đẹp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn tuy nhiên họ cũng gặp nhiều “rào cản”.

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn
Dãy nhà trọ ở thôn Bầu, xã Kim Chung được đầu tư xây dựng 3 tầng tuy nhiên diện tích phòng, không gian vui chơi nhỏ.

“Đầu tư thì nhiều nhưng không biết bao giờ mới hoàn được vốn”, ông Lê Xuân Thập (thôn Bầu, xã Kim Chung) nói như vậy khi giới thiệu về dãy phòng trọ có diện tích 175m2.

Ông Thập cho biết, khu nhà trọ này được gia đình ông xây dựng từ cuối năm 2019 với số tiền đầu tư là 3 tỉ đồng. Tháng 5/2020, công trình hoàn thiện và bắt đầu đón công nhân lao động thuê. Với 14 phòng khép kín diện tích khoảng gần 20m2/phòng, ông Thập thu mỗi phòng 1,8 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện, nước. Khu trọ được bố trí sân tầng 1 để xe, các tầng có ban công dùng chung; tầng trên cùng có chống nóng và có thể vui chơi.

“Khu trọ của tôi được xem là khu tương đối “cao cấp” hơn những phòng trọ khác bởi cơ sở vật chất mới hơn, hiện đại hơn. Nhưng nhẩm tính, với mức đầu tư và số tiền cho thuê như vậy, phải đến vài năm gia đình tôi mới thu hồi vốn”, ông Thập nói.

Ông Thập chia sẻ thêm, để có khu trọ này, gia đình ông có một khoản vốn sẵn có. Sau đó ông vay thêm người thân, bạn bè. Mặc dù không phải chịu lãi nhưng ông không dám đầu tư thêm dãy trọ nào để cho thuê. Điều ông mong muốn nhất là tiếp cận được nguồn vốn chính sách để sau khu trọ xuống cấp có thể cải tạo, sữa chữa, đảm bảo an toàn cho các phòng.

Không chỉ riêng ông Thập, tại thôn Bầu, các hộ dân đầu tư xây nhà cho thuê chủ yếu từ nguồn vốn cá nhân tích luỹ, bán đất hoặc một số hộ được đền bù đất nông nghiệp, chính quyền tạo điều kiện hết sức. Hiện trong thôn vẫn còn nhiều nhà cấp 4 cho thuê trong tình trạng lụp xụp vì không có điều kiện kinh tế để đầu tư, hay đất chờ tách thửa cho con cái, hoặc gia đình chuẩn bị xây nhà nên không đầu tư nữa. Để đảm bảo sức khoẻ tốt hơn cho công nhân, người lao động các cấp chính quyền xã, thôn đã tuyên truyền, khuyến khích, vận động chủ nhà thay tấm lợp fibroximăng bằng lợp tôn, làm hệ thống bơm nước trên mái để làm mát nhà vào những ngày hè nóng bức.

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn
Nhiều chủ nhà trọ muốn nâng cấp, cải tạo dãy trọ khang trang hơn tuy nhiên họ cho biết, họ gặp khó khăn về vốn nên chưa thể cải tạo.

Là một trong những chủ trọ tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), ông Đỗ Mạnh Khơi cũng bày tỏ băn khoăn khi 5 phòng trọ của gia đình xây dựng từ năm 2010 đến nay cũng đã xuống cấp, ông rất muốn cải tạo, xây mới, đầu tư các phòng trọ khép kín, đảm bảo các tiêu chí an toàn cho dãy trọ nhưng do hiện tại ông đang thiếu nguồn vốn nên chưa đủ khả năng xây dựng lại.

“Xã Phú Nghĩa tập trung rất đông công nhân lao động thuê trọ, nhu cầu nhà trọ ở đây rất lớn. Chúng tôi rất mong muốn, Chính phủ, các bộ ngành liên quan tiếp tục cụ thể hoá, triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đã được quy định tại Luật Nhà ở, nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, đồng thời chú trọng triển khai cơ chế vay ưu đãi cho các hộ gia đình đầu tư, xây dựng nhà ở cho công nhân”, ông Khơi bộc bạch.

Đa dạng hóa biện pháp nâng cao chất lượng sống

Việc thiếu chỗ ở tốt với công nhân dần trở thành chuyện “thường tình” ở các khu công nghiệp. Đi kèm với đó là những thiết chế văn hóa dường như đã trở thành xa xỉ. Công nhân lao động đều mong muốn sau những giờ làm việc được quay trở về những căn phòng trọ mà ở đó có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Đặc thù của công nhân lao động là thường xuyên phải làm việc theo ca, kíp, việc đi lại của công nhân diễn ra cả ngày lẫn đêm, số công nhân tạm trú thuê trọ thường xuyên không cố định lâu dài gây khó khăn trong công tác quản lý. Đặc biệt, tình hình an ninh trật tự trong các thôn nơi có công nhân thuê trọ có chiều hướng ngày càng phức tạp.

Để góp phần hạn chế xảy ra các vụ lộn xộn, gây mất trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho công nhân tại các khu nhà trọ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Thành phố đã tích cực vào cuộc. Điển hình, từ năm 2010, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã thí điểm xây dựng mô hình Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn.

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn
Việc thiếu chỗ ở tốt với công nhân dần trở thành chuyện “thường tình” ở các khu công nghiệp.

Đến năm 2012, LĐLĐ Thành phố phối hợp với Công an Thành phố triển khai nhân rộng Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân, đến nay, toàn Thành phố đã xây dựng được 92 Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân với hơn 20.000 công nhân tham gia. 100% các Tổ tự quản đã xây dựng được “Quy ước tổ tự quản khu nhà trọ công nhân”, nhiều Tổ tự quản xây dựng được lịch sinh hoạt tổ hàng tháng, quý.

Các Tổ tự quản đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở, góp phần trong công tác phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy…

Ông Hà Quang Kính, chủ nhà trọ, Tổ trưởng Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân trên địa bàn xã Kim Chung cho biết, hiện tại khu nhà trọ có 28 phòng trọ với khoảng 40 công nhân lao động thuê trọ; có nội quy riêng với những quy định cụ thể về việc đăng ký tạm trú tạm vắng, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy…

“Công nhân lao động đi làm rất vất vả, vì vậy tôi luôn muốn tạo một môi trường sống an toàn, lành mạnh cho những người thuê trọ. Tại khu nhà trọ, tôi đã bố trí 2 bàn bóng bàn để công nhân có điều kiện giao lưu, giải trí, rèn luyện sức khỏe; vào ngày sinh nhật của người thuê trọ hoặc dịp cuối năm, tại khu trọ thường tổ chức ăn liên hoan để tạo không khí vui tươi, gắn kết; người thuê trọ cũng thường xuyên được tuyên truyền về kiến thức pháp luật, cách nhận biết và phòng tránh những thủ đoạn lừa đảo của các loại tội phạm…”, ông Kính chia sẻ.

Ở khu nhà trọ có Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, công nhân thuê trọ thường xuyên được tuyên truyền, tư vấn pháp luật với những nội dung như pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế; các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân lao động; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao…

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn
Công nhân lao động luôn mong muốn được tiếp cận mua, thuê những căn nhà đảm bảo các điều kiện an toàn.

Ở cấp quận, huyện, LĐLĐ các quận, huyện đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an huyện, xã tổ chức tuyên truyền phát động xây dựng phong trào “toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phát động phong trào công nhân lao động tham gia phát hiện và tố giác tội phạm, thông báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn… Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự tại khu trọ luôn được đảm bảo, vì thế, mọi người trong khu trọ đều cảm thấy rất yên tâm.

Chị Nguyễn Thị Hoa (quê Phú Thọ), đang thuê trọ tại một khu nhà trọ có “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” trên địa bàn xã Kim Chung chia sẻ: “Trước đây, khi hai vợ chồng mới đến làm việc tại khu công nghiệp cũng đã chuyển một vài chỗ trọ vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng từ khi chuyển đến đây, thấy khu nhà trọ có Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân nên cảm giác rất an toàn, chủ nhà trọ cũng rất nhiệt tình, trách nhiệm và thân thiện nên vợ chồng tôi đã quyết định ở lâu dài”.

Những nỗ lực của các cá nhân, đơn vị là rất đáng ghi nhận để công nhân lao động có chỗ an cư đàng hoàng. Tuy nhiên để có được nhà ở đảm bảo an toàn, chất lượng cho người sử dụng thì cần một chiến lược dài hơi trong phát triển nhà ở, từ khâu quy hoạch, cấp phép, quản lý... Chính vì vậy, Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 -2030” chính là niềm mong chờ của đông đảo công nhân lao động.

(Còn nữa)

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

Nguyễn Hoa - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

(LĐTĐ) Ngoài các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã được tiến hành thường xuyên, những năm gần đây tổ chức Công đoàn Thủ đô triển khai thêm một hoạt động mới để chăm lo cho đoàn viên, người lao động đó là tổ chức kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động. Dù mới được triển khai thí điểm, song chương trình đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với đoàn viên, CNVCLĐ.
Hiệu quả, nghĩa tình “đồng  vốn” Công đoàn

Hiệu quả, nghĩa tình “đồng vốn” Công đoàn

(LĐTĐ) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hướng tới việc cải thiện, nâng cao đời sống cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên CNVCLĐ thông qua việc cho đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng.
Người nông dân đa tài, giỏi kinh doanh

Người nông dân đa tài, giỏi kinh doanh

(LĐTĐ) Được vinh danh là một trong những nông dân xuất sắc tiêu biểu trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023”, anh Phan Văn Tuấn (thôn An Sơn 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng) là minh chứng cho những tấm gương điển hình tiêu biểu của người nông dân đa tài, toàn diện.
Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào

(LĐTĐ) Chọn nghề trồng đào để làm giàu, anh Nguyễn Văn Quyết (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã miệt mài nghiên cứu để phát triển cây đào cho ra hoa có màu sắc đẹp và bền cánh. Giờ đây, sau 10 năm “trồng hoa trên đất lúa”, anh đã trở thành Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp trồng hoa đào xã Hồng Hà, giúp hàng chục hộ dân làm giàu từ hoa đào.
Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra hôm nay (25/7), thu hút sự tham gia của 117 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng hơn 41 nghìn chỉ tiêu đa dạng các vị trí ngành nghề.
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung - gia tăng thu nhập cho người lao động nghỉ hưu

Bảo hiểm hưu trí bổ sung - gia tăng thu nhập cho người lao động nghỉ hưu

(LĐTĐ) Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thỏa thuận và khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được quản lý theo từng tài khoản hưu trí cá nhân.
Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

(LĐTĐ) Việc các cấp Công đoàn Thủ đô đẩy mạnh phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” là một trong những hoạt động thiết thực không chỉ đảm bảo an toàn lao động, bảo đảm tính mạng cho người lao động mà còn đảm bảo sức khỏe cho họ.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, Hà Nội sẽ hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động