Hà Nội quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa trong thời điểm giãn cách xã hội

Kỳ 2: Nhiều mô hình sáng tạo cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn cho người dân

(LĐTĐ) Những ngày qua, do thực hiện giãn cách xã hội nên việc mua bán lương thực, thực phẩm của người dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra, trong đó, mô hình chợ lưu động, siêu thị mini 0 đồng…là những cách làm sáng tạo đang được Hà Nội áp dụng hiệu quả. Qua đó, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Kỳ 1: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định trong mọi tình huống [Infographic] Phương án cung ứng hàng hóa cho người dân tại 3 vùng phòng, chống dịch Covid-19 Đảm bảo điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân khi chia 3 vùng chống dịch

Chợ lưu động - giải "cơn khát" hàng hóa

Có mặt tại điểm bán hàng lưu động tại phường Biên Giang (quận Hà Đông) từ rất sớm, chị Nguyễn Thị Phương, trú tại tổ Phúc Tiến (Biên Giang) không quên tiến lại khu vực kiểm tra phòng chống dịch để sát khuẩn, đo thân nhiệt trước khi vào khu vực mua sắm... Lần đầu tiên được đi chợ “kiểu mới” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chị Phương vừa phấn khởi nhưng cũng cảm thấy khác lạ. Bởi, chỉ cách đó vài ngày thôi, cuộc sống của chị Phương cũng như bao người khác vẫn diễn ra bình thường; việc đi chợ, mua lương thực cũng không cần phải đợi đến ngày, hay đến từng khu vực theo quy định. Thế nhưng, đợt dịch Covid-19 thứ 4 diễn biến nhanh và phức tạp khiến cuộc sống của nhiều người, trong đó có chị Phương phải thay đổi theo, trong đó có cả thói quen đi chợ.

Kỳ 2: Nhiều mô hình sáng tạo cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn cho người dân
Chợ lưu động - mô hình sáng tạo giúp cung cấp lương thực, thực phẩm kịp thời cho người dân khi một số chợ dân sinh, siêu thị đóng cửa do có F0.

Tại điểm bán hàng lưu động, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như rau xanh, thịt, cá, đồ khô…khá đầy đủ. Đặc biệt, giá cả được niêm yết công khai và có mức giá bán chỉ bằng với mức giá tại siêu thị, khiến nhiều người đến đây mua hàng cảm thấy thoải mái. Chị Phương chia sẻ, kể từ khi Thành phố áp dụng giãn cách xã hội, chị rất ngại đi chợ, kể cả siêu thị do ngại đi xa và sợ dịch bệnh... do đó, khi xuất hiện các điểm bán hàng lưu động chị Phương cảm thấy rất yên tâm và thuận tiện.

“Mặc dù là các quầy hàng lưu động, nhưng hàng hóa rất phong phú, đủ cho nhu cầu cũng như sản phẩm thiết yếu phục vụ người dân mà giá cả ổn định; giá các mặt hàng được niêm yết công khai, tuy nhiên chỉ có một số mặt hàng rau xanh có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng không đáng kể”, chị Phương cho hay.

Cùng suy nghĩ như chị Phương, anh Hà Thanh Tùng ở đường Doãn Kế Thiện (Mai Dịch, Bắc Từ Liêm) cho biết, hàng hóa ở các quầy lưu động rất phong phú, đủ chủng loại, giá cả ổn định nên cũng dễ lựa chọn. Đặc biệt, các quầy hàng lưu động đảm bảo trong phòng, chống dịch Covid-19 như là nhân viên bán hàng và khách hàng đều thực hiện đầy đủ quy định 5K của Bộ Y tế nên người dân đi chợ cũng rất yên tâm.

Theo anh Tùng, những điểm bán hàng lưu động là rất cần thiết và kịp thời trong thời điểm giãn cách xã hội. Nhờ có những điểm bán hàng này, mà người dân không phải đi xa, không phải chen lấn khi mua hàng, đặc biệt khi chợ Đồng Xa xuất hiện ca F0. Cùng với đó, mô hình cung ứng hàng hóa này còn đảm bảo chuỗi cung hứng hàng hóa tại các nơi phong tỏa, nơi xuất hiện F0 không bị đứt gãy, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm kịp thời cho người dân.

Kỳ 2: Nhiều mô hình sáng tạo cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn cho người dân
Người dân đảm bảo giãn cách và phòng chống dịch khi tham gia mua thực phẩm tại chợ lưu động trên địa bàn quận Ba Đình.

Trước đó, khi Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội (ngày 24/7), nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân thuận tiện mua sắm lương thực, thực phẩm, hệ thống siêu thị AEON ngay lập tức đã phối hợp với các chính quyền địa phương tổ chứ mô hình “chợ lưu động”. Trong đó, tại địa bàn quận Long Biên, AEON đã nhanh chóng triển khai 4 điểm bán hàng lưu động. Sau khi nhận được tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng, cũng như căn cứ tình hình phức tạp của dịch Covid-19, mô hình bán hàng lưu động này tiếp tục được mở rộng tại một số địa bàn như: Quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Tây Hồ…

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, hiện đã có 11 quận tổ chức 62 điểm bán hàng lưu động; chuyển đổi 342 địa điểm của các bưu cục, nhà sách, cửa hàng điện máy thành điểm bán hàng thiết yếu; trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết hàng hóa để kết nối hàng hóa cho Thành phố và giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối. Cùng với đó, để sẵn sàng phục vụ hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân khi dịch diễn biến dịch phức tạp hơn, Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và doanh nghiệp đăng ký nhu cầu bán hàng lưu động bằng xe ô tô, trong đó hiện đã có 14 doanh nghiệp đã đăng ký triển khai bán hàng lưu động bằng ô tô và xe bus và trong trường hợp cấp bách, Hà Nội sẽ kêu gọi doanh nghiệp mở rộng triển khai mô hình này.

Siêu thị mini 0 đồng - chung tay cùng người dân vượt khó

Không chỉ triển khai mạnh mẽ mô hình chợ lưu động, nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động gặp khó khăn do giảm thu nhập, mất việc làm, sinh viên nghèo bị mắc kẹt lại Thành phố, đối tượng chính sách trên địa bàn Thành phố… ngay từ đầu tháng 8/2021, Sở Công Thương Hà Nội đã đồng hành cùng Thành đoàn Hà Nội, Câu lạc bộ Doanh nhân Sao đỏ và Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức chương trình “Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng”.

Kỳ 2: Nhiều mô hình sáng tạo cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn cho người dân
Người dân phấn khởi khi mô hình "Siêu thị mini 0 đồng" hỗ trợ sinh viên, người lao động nghèo ra đời.

Mỗi “Siêu thị mini 0 đồng” có hơn 60 mặt hàng từ thực phẩm khô đến các thực phẩm tươi, gia vị, rau củ quả… trong đó, có nhiều sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của Hà Nội. Tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cung ứng từ những đơn vị lớn có uy tín tại địa phương. Cùng với đó, thông qua chính quyền địa phương, mỗi hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ nhận được một “Phiếu quà tặng” trị giá 400.000 đồng. Đại diện từng hộ sẽ đến siêu thị vào những khung giờ khác nhau, ghi rõ trong thông báo, để bảo đảm thực hiện nghiêm quy định phòng dịch. Cho đến thời điểm này, Hà Nội đã có 13 “Siêu thị mini 0 đồng” được triển khai; trong đó đã hỗ trợ người nghèo, công nhân lao động được gần 22.000 xuất quà với tổng trị giá khoảng 8,8 tỷ đồng; mô hình này sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới.

Là một trong những quận được triển khai “Siêu thị mini 0 đồng”, tại buổi khai trương “Siêu thị mini 0 đồng” ở phường Yên Nghĩa (Hà Đông), ông Bùi Xuân Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hà Đông bày tỏ lòng cảm ơn, sự chung tay ủng hộ của các nhà tài trợ, đồng thời cho biết, “Siêu thị mini 0 đồng” được triển khai trong thời gian giãn cách xã hội có ý nghĩa rất lớn giúp các hộ cận nghèo, người lao động, sinh viên ngoại tỉnh… vơi bớt những khó khăn, yên tâm thực hiện các quy định phòng chống dịch, tiếp thêm sức mạnh cùng với chính quyền địa phương đảm bảo an sinh xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Kỳ 2: Nhiều mô hình sáng tạo cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn cho người dân
Mỗi “Siêu thị mini 0 đồng” có hơn 60 mặt hàng từ thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống và các sản phẩm OCOP.

Với chương trình “Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng’’, Ban tổ chức đặt mục tiêu thông qua nhiều hình thức để linh động, hỗ trợ nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh “Siêu thị mini 0 đồng” offline (bán trực tiếp) dành cho các đối tượng lao động khó khăn ngay tại địa bàn sinh sống, Ban tổ chức còn triển khai mô hình “Siêu thị mini 0 đồng’’ online (đặt hàng tại website - nhận hàng tận nơi) thuận tiện hơn các cho đối tượng là sinh viên. Trong khi đó, với người dân bị mắc kẹt tại khu cách ly phong toả không thể ra ngoài, những chuyến xe yêu thương sẽ mang hàng hóa nhu yếu phẩm đến tận nơi với tiêu chí, không ai bị bỏ lại phía sau, đồng lòng cùng nhau vượt qua đại dịch.

Có thể thấy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngoài việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm dư cung, đang khó khăn trong tiêu thụ. Cụ thể, 8 tháng đầu năm đã hỗ trợ tiêu thụ trên 600.000 tấn hàng các loại cho 28 tỉnh, thành phố; bố trí 24 điểm cố định cho các tỉnh đưa hàng về bán. Hiện nay đang tiếp nhận đề nghị hỗ trợ tiêu thụ của trên 30 tỉnh, thành phố với trên 100 mặt hàng nông sản thực phẩm, thủy hải sản…

Kỳ cuối: Thương mại điện tử “người bạn đồng hành” trong cuộc chiến Covid-19

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 9 năm 2024. Trong đó, 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt THQG Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

(LĐTĐ) Từ ngày 28/10 - 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

(LĐTĐ) Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 cũng chính thức bắt đầu từ 0h thứ Sáu, ngày 29/1, đến 12h ngày 1/12.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 24/10, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm ở mức từ 38 đồng/lít đến 254 đồng/lít, tùy từng mặt hàng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

(LĐTĐ) Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 sẽ diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Dự kiến, chương trình sẽ thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thời gian qua, thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng song hành với những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó mỗi người dân sẽ phải có kiến thức tự bảo vệ mình, tránh “tiền mất tật mang” trong môi trường không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thời gian tới.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 11/10/2024 mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

(LĐTĐ) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa rõ ràng, xây dựng chương trình khuyến mại, chế độ hậu mãi… là những giải pháp mà các Sở, ngành, quận, huyện Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động