Kỳ 1: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định trong mọi tình huống
Hà Nội: Chợ, siêu thị đầy ắp hàng hóa, giá cả ổn định Hà Nội: Không có hiện tượng găm hàng, tăng giá trục lợi |
Tăng nguồn cung ứng hàng hóa gấp 3 lần
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt là biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh đã tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng hàng hóa tại Hà Nội. Trong đó, một số chợ, siêu thị như: Chợ đầu mối phía Nam, chợ Long Biên, Phùng Khoang, Hà Đông, siêu thị Vinmart…đã phải đóng cửa do liên quan đến các ca F0 ngoài cộng đồng. Trước khó khăn đó, với nhiệm vụ tối thượng là phải thiết lập hệ thống phân phối nhanh chóng, tiện lợi, song vẫn đảm bảo các yếu tố an toàn phòng chống dịch.
Từ những kinh nghiệm trong các đợt chống dịch trước, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm. Theo bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân đã tăng từ 30-50%.
Nguồn cung ứng hàng hóa được các doanh nghiệp tăng từ 30-50% đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân |
Đặc biệt, với phương châm 4 tại chỗ "Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ" và 3 sẵn sàng "Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương", Sở Công Thương Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa; trong đó có 17 nhóm hàng hóa thiết yếu trong thời điểm có dịch, đã được các doanh nghiệp tăng dự trữ lên gấp 3 lần so với các tháng bình thường (tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Sở Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố cung cấp danh sách các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho Hà Nội, đến nay đã có gần 1.000 doanh nghiệp, Hợp tác xã sẵn sàng cung ứng cho Hà Nội. Nhờ đó nguồn cung ứng hàng hóa rất dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống.
Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn song, theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, trong bất kỳ tình huống nào cũng đảm bảo đáp đầy đủ nhu cầu của nhân dân, kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng. Tính đến nay Thành phố đã có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá được Sở Công Thương niêm yết công khai để phục vụ nhân dân.
Đồng thời, Sở cũng sẵn sàng kích hoạt hàng nghìn điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành phố, Sở Công Thương Hà Nội, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp thành phố Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân.
Phát phiếu đi chợ - đảm bảo giãn cách phòng, chống dịch
Cùng với việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa, quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất; thời gian qua, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, cũng như thực hiên nghiêm Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố, người dân tại một số địa phương thuộc thành phố Hà Nội đã được cấp thẻ đi chợ sử dụng khi mua lương thực, thực phẩm.
Đánh giá đây là cách làm sáng tạo, vừa đảm bảo chuỗi cung ứng, vừa an toàn phòng dịch tại các chợ dân sinh, Thành phố đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã xem xét triển khai áp dụng rộng rãi mô hình đi chợ bằng thẻ, phiếu. Trước cách làm này, đại đa số người dân Thủ đô đều bày tỏ sự đồng tình ủng hộ chủ trương trên của lãnh đạo Thành phố.
Việc phát phiếu đi chợ giúp người dân yên tâm hơn trong việc đảm bảo phòng chống dịch |
Chị Nguyễn Thị Nga ở phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ, kể từ ngày toàn thành phố Hà Nội thực hiện Chỉ thị 17, chị Nga và gia đình đã chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Theo chị Nga, chợ là nơi thường xuyên tập trung đông người, nên dễ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, nhất là ở gần những khu vực phong tỏa. Do đó, việc áp dụng biện pháp đi chợ bằng thẻ theo ngày chẵn, lẻ sẽ giúp giảm số lượng người dân vào chợ, từ đó ngăn chặn sự bùng phát và lây lan dịch bệnh.
Cùng chung quan điểm với chị Nga, chị Phạm Thu Thảo ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, sau khi xuất hiện ca dương tính mới trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, gia đình chị đã thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Chị Thảo chỉ ra ngoài khi đi chợ, siêu thị để mua lương thực, thực phẩm thiết yếu cho gia đình. Theo chị Thảo, việc người dân dùng thẻ đi chợ là giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả các quy định giãn cách, hạn chế tình trạng người dân tập trung đông đúc và góp phần bảo vệ an toàn sức cho khỏe cộng đồng.
“Tôi có phần bất ngờ khi nhận được thẻ đi chợ. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay thì đây là biện pháp vừa tạo điều kiện để người dân được mua lương thực, thực phẩm tươi, vừa đảm bảo quy định về giãn cách, hạn chế việc tiếp xúc đông người nơi công cộng. Mà tôi thấy, việc đi chợ 3 ngày 1 tuần là hợp lý vì người dân không phải tích trữ lương thực quá lâu và quá nhiều trong tủ lạnh”, chị Thảo chia sẻ.
Lực lượng chức năng kiểm tra việc đi chợ của người dân thông qua tem, phiếu được phát nhằm đảm bảo công tác phòng dịch, cũng như đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân |
Thực tế cho thấy, trước đó việc sử dụng thẻ, phiếu đi chợ đã được một số tỉnh, thành phố ở phía Nam triển khai trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhưng đây là lần đầu tiên Hà Nội áp dụng biện pháp này. Trong đó, phường Nhật Tân, phường Bưởi và phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) là những nơi đầu tiên áp dụng hiệu quả việc sử dụng thẻ đi chợ. Theo đó, thẻ đi chợ được các địa phương ghi rõ địa chỉ, họ và tên người đại diện hộ gia đình; thời gian, ngày giờ đi chợ…
Có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, phương án đảm bảo cho các chợ truyền thống được hoạt động bình thường, kết hợp với hình thức đi chợ bằng thẻ mặc dù còn nhiều hạn chế, song đã mang lại những tín hiệu tích cực tại một số nơi mà dịch Covid-19 bùng phát.
Theo ý kiến của nhiều người, trong khi các cửa hàng, quán ăn, dịch vụ không thiết yếu thực hiện đóng cửa để phòng, chống dịch, thì việc đi chợ bằng thẻ là cách làm sáng tạo và rất phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Bởi, hình thức đi chợ bằng thẻ không chỉ là giải pháp mang ý nghĩa lớn trong phòng chống dịch, mà còn giúp cho Thành phố không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Qua đó, giúp người dân yên tâm phòng chống dịch trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Kỳ 2: Nhiều mô hình sáng tạo cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn cho người dân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36