Hành lang thoát lũ sông Hồng đang bị đe dọa

Kỳ 1: Nhức nhối tình trạng lấn chiếm hành lang đê điều

Thời điểm này đang là những tháng cao điểm mùa mưa bão. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn Hà Nội các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Hệ lụy nhãn tiền là hành lang thoát lũ, an toàn đê bị xâm phạm và ảnh hưởng. Đáng nói, Hà Nội đã ra chỉ đạo, xử lý những sai phạm trên nhưng đến nay vi phạm này vẫn tái diễn, thậm chí còn xuất hiện thêm trường hợp vi phạm mới.
ky 1 nhuc nhoi tinh trang lan chiem hanh lang de dieu Đê tả Đáy được nâng cấp cải tạo
ky 1 nhuc nhoi tinh trang lan chiem hanh lang de dieu Nỗi lo khi mùa mưa bão đang cận kề
ky 1 nhuc nhoi tinh trang lan chiem hanh lang de dieu Vật liệu xây dựng “chiếm” vỉa hè

Không giấy phép và chiếm dụng đất công

Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng lấn chiếm hành lang đê, lòng sông, mặt đê để làm bến, bãi tập kết kết vật liệu xây dựng (VLXD) xuất hiện chủ yếu dọc các tuyến đê của sông Hồng, sông Đà. Các bãi tập kết này tập trung tại một số quận, huyện, thị xã như: Thường Tín, Sơn Tây, Bắc Từ Liêm… Đáng nói, một số chủ bãi tập kết còn tiến hành san lấp, đắp bờ, lấn chiếm lòng sông.

ky 1 nhuc nhoi tinh trang lan chiem hanh lang de dieu
Bãi tập kết cát lấn chiếm lòng sông tại xã Thống Nhất, huyện Thường Tín (ảnh: Bảo Bình)

Điển hình như tại địa phận của huyện Thường Tín. Theo quan sát, ven tuyến đê hữu sông Hồng thuộc địa bàn xã Thống Nhất có 7 bãi tập kết VLXD. Tất cả các bãi tập kết VLXD này đều không được cấp phép.

Dọc theo triền đê Hữu sông Hồng, các bãi tập kết nối san sát nhau, hàng chục đống cát được tập kết cao như những quả núi. Các phương tiện như máy xúc, ôtô có trọng tải lớn… tấp nập ra vào. Tiếng động cơ máy xúc, xe tải ầm ầm cùng với đó là bụi, khói bao trùm cả khu vực khiến ai đi qua địa điểm này cũng phải lắc đầu, bịt kín để tránh cái bụi từ các xe tải di chuyển trên đường.

ky 1 nhuc nhoi tinh trang lan chiem hanh lang de dieu
Bãi tập kết VLXD trái phép trên địa bàn xã Thống Nhất (ảnh: Bảo Bình)

Theo tìm hiểu, trong các bãi tập kết VLXD tại xã Thống Nhất, bãi tập kết của Công ty cổ phần thương mại sản xuất Hoàng Gia là lớn nhất, với quy mô diện tích gần 100.000m2.

Lượng cát tập kết tại đây lên tới hàng nghìn khối. Nguy hại nhất là các đoàn xe ra vào bãi tập kết này thường xuyên chở quá tải, che chắn không đúng quy định gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn của kết cấu đường trên mặt đê, cũng như gây bụi cho người dân. Dù vậy, không hiểu vì lý do gì mà đến nay, cơ sở này vẫn chưa bị di dời và trả lại hành lang an toàn cho đê.

ky 1 nhuc nhoi tinh trang lan chiem hanh lang de dieu

Một bãi tập kết VLXD ngang nhiên đào bới bãi đất ven sông tại xã Thống Nhất (ảnh: Bảo Bình)

Tương tự, tại thị xã Sơn Tây, tình trạng vi phạm diễn ra cũng rất phức tạp và chưa được giải quyết dứt điểm. Theo ghi nhận, đoạn đê Hữu sông Hồng từ K28 đến K30 thuộc địa bàn phường Phú Thịnh hiện tồn tại nhiều điểm tập kết cát, kinh doanh VLXD không phép “ung dung” hoạt động.

Được biết, tổng diện tích của các chủ cơ sở này lấn chiếm hành lang sông để làm bãi tập kết xây dựng tại đây lên tới gần 100.000m2. Trong đó, bãi tập kết của gia đình ông Nguyễn Văn Hải có diện tích lớn nhất khoảng trên 13.000m2. Tại bãi tập kết này, máy xúc, băng chuyền được trang bị đầy đủ nhằm phục vụ trung chuyển hàng nghìn m3 cát, đá, sỏi.

Trên địa bàn phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, theo quan sát, dọc đường đê Liên Mạc bắt đầu từ cầu Tân Nhuệ đến khu vực trụ sở UBND phường Liên Mạc, có tới hơn 7 đơn vị đang sử dụng bãi ven sông làm nơi tập kết và trung chuyển VLXD. Theo dọc tuyến đường đê này, có thể dễ dàng quan sát thấy những ụ cát lấp ló sau những rặng cây. Những điểm tập kết này nằm ngay sát bờ sông, cách mặt đê khoảng hơn 100m.

Tìm hiểu được biết, tại phường Liên Mạc có 2 cơ sở tập kết với quy mô lớn có đặt biển hiệu như Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp và khai thác Cảng. Ngoài ra còn có trên 5 cơ sở khác mà không thấy biển hiệu.

Còn tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, bãi tập kết vật liệu của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Nội, do ông Trần Văn Bộ là chủ đã tồn tại hàng chục năm nay. Bãi tập kết VLXD của ông Bộ được người dân nơi đây đánh giá là quy mô lớn nhất phường, với trên dưới 5000m3 cát được tập kết ở đây.

Nhiều hệ lụy

Theo thống kê, số vụ sạt lở đê, kè ở Hà Nội tăng dần theo từng năm, cùng với đó là mức độ nghiêm trọng ngày càng đẩy mạnh hơn. Cụ thể, năm 2015 xảy ra 15 vụ, năm 2016 xảy ra 47 vụ. Đặc biệt vào năm 2017, Hà Nội xảy ra sự cố đê Bùi 2 bị sạt trượt trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Sự cố trên đã khiến nhiều thôn, xã trên địa bàn bị cô lập trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến gần 1.000 hộ dân.

Theo thông tin từ Sở Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn Thành phố phát sinh 5 sự cố đê điều. Cụ thể, sự cố sạt lở kè Chu Minh, kè Cam Thượng (huyện Ba Vì); cống Cẩm Đình, mái kè Cẩm Đình, cơ kè Xuân Phú (huyện Phúc Thọ). Đáng chú ý, các sự cố trên khá phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình đê điều, tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.

Để xảy ra các sự cố sạt lở đê điều, ngoài nguyên nhân khách quan là do yêu tố thiên nhiên, còn một phần là do những nguyên nhân chủ quan. Dễ thấy nhất là tình trạng xây dựng công trình, tập kết vật liệu, đổ đất thải, phế thải san lấp mặt bằng, tôn nền ở bãi sông trong hành lang thoát lũ…

Đây là những vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn đê điều, làm cản trở dòng chảy, tiêu thoát lũ cho khu vực, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ, bãi sông, làm mất an toàn công trình đê điều.

Cùng với đó, tình trạng xe vượt quá giới hạn tải trọng cho phép lưu thông trên đê làm cho mặt đê xuống cấp nghiêm trọng, gia tăng nguy cơ gây nên sự cố công trình đê điều, mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trên đê.

(còn nữa)

Bảo Bình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

TP.HCM: Đốn hạ gần 100 cây xanh để mở rộng đường vào sân bay Tân Sơn Nhất

TP.HCM: Đốn hạ gần 100 cây xanh để mở rộng đường vào sân bay Tân Sơn Nhất

(LĐTĐ) Trưa 4/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức đốn hàng loạt cây xanh trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Phú Nhuận). Việc đốn cây nhằm giải phóng mặt bằng thi công mở rộng đường vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 4/5, khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi.
Thành phố Hồ Chí Minh: Một số nơi đã có mưa, đề phòng dông lốc

Thành phố Hồ Chí Minh: Một số nơi đã có mưa, đề phòng dông lốc

(LĐTĐ) Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 3/5 tại khu vực phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xuất hiện mưa to kéo dài từ 15 – 20 phút.
Thành phố Đà Nẵng giải quyết tình trạng thiếu nước, nhiễm mặn

Thành phố Đà Nẵng giải quyết tình trạng thiếu nước, nhiễm mặn

(LĐTĐ) Nắng nóng, khô hạn kéo dài ảnh hưởng tới hàng nghìn hộ dân tại thành phố (TP) Đà Nẵng có nguy cơ thiếu nước sạch sinh hoạt cùng những khó khăn trong trồng trọt, sản xuất.
Hôm nay (3/5): Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra mưa đá

Hôm nay (3/5): Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra mưa đá

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 3/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 31 độ C

Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 31 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác, có nơi có dông; ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ C.
Thời tiết ngày 1/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, nền nhiệt giảm mạnh

Thời tiết ngày 1/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, nền nhiệt giảm mạnh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, khu vực Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, gió nhẹ, từ gần sáng chuyển hướng đông bắc cấp 2-3.
Từ 1/5: Không khí lạnh yếu tràn về, kết thúc đợt nóng gay gắt

Từ 1/5: Không khí lạnh yếu tràn về, kết thúc đợt nóng gay gắt

(LĐTĐ) Không khí lạnh yếu tràn về, từ ngày 1/5 khu vực Hà Nội sẽ kết thúc đợt nắng nóng gay gắt. Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng diện rộng chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình-Quảng Trị; từ đêm 30/4 đến ngày 1/5 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.
Ngày 30/4: Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 39 độ C

Ngày 30/4: Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 39 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 30/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa; ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, nhiệt độ có nơi trên 39 độ C.
Xem thêm
Phiên bản di động