Nỗi lo khi mùa mưa bão đang cận kề
![]() | Lãnh đạo Chi Cục Đê điều Hà Nội 'hiến kế' ngăn chặn nạn cát tặc |
![]() | Xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật đê điều ở quận Tây Hồ |
Nhiều vi phạm
Đánh giá của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi phạm xây dựng công trình, đổ đất san lấp mặt bằng và tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng vi phạm chỉ giới đê điều. Trong khi đó, việc xử lý các vi phạm theo quy định của Luật Đê điều và Luật Phòng, chống thiên tai còn có hiện tượng né tránh, hiệu quả xử lý thấp.
Các đơn vị liên quan thực hiện chưa tốt quy chế phối hợp xử lý vi phạm đê điều của UBND Thành phố đã ban hành. Nguyên nhân chính là do chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và chính quyền các cấp dẫn đến xử lý còn nhiều hạn chế, tính răn đe giáo dục không cao. Một số cấp chính quyền xã, phường, quận chưa coi trọng việc xử lý giải tỏa.
![]() |
Vi phạm pháp luật đê điều đang là thực trạng báo động ở Hà Nội. ảnh: V.G |
Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, dọc các tuyến sông trên địa bàn thành phố có 202 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng tập trung trên các tuyến đê, trong đó, có 188 bãi hoạt động và 14 bãi đang tạm dừng hoạt động. Trong số bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng đang hoạt động, có 37 bãi có giấy phép. Ngoài các điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động ở khu vực bãi sông, trên tuyến đê tả Đáy thuộc địa bàn các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa... tồn tại các điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng nhỏ lẻ nằm trên mặt đê, mái đê, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình đê điều cũng như gây mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.
Riêng trong tháng 4/2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 22 vụ vi phạm Luật Đê điều. Tuy nhiên, cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương mới giải toả được 2 vụ, trong đó 1 vụ được xử lý ngay và 1 vụ của các tháng trước năm 2018. Các vi phạm khác như: Xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông, chiếm dụng mái đê để trồng các loại cây, dựng lều quán trên mặt đê, mái đê… Địa phương để xảy ra nhiều vi phạm như huyện Ứng Hòa, huyện Sóc Sơn, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên và huyện Ba Vì.
Điển hình như công trình biệt thự xây dựng lấn chiếm đất hành lang đê sông Nhuệ của gia đình ông Nguyễn Văn Túc, chủ xưởng sản xuất giầy da Túc Hồng có địa chỉ tại thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên. Công trình được xây dựng trên khu đất rộng hơn 300 m2, khởi công xây dựng từ đầu năm 2017, công trình này đã lấn chiếm hàng chục m2 đất thuộc hành lang đê chạy dọc Quốc lộ 428 (75 cũ).
Việc lấn chiếm trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy, có nguy cơ phá vỡ kết cấu đê điều. Tại khu vực cảng Cống Thôn (xã Yên Viên, huyện Gia Lâm) tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê điều, hành lang thoát lũ diễn ra suốt một thời gian dài nhưng UBND huyện Gia Lâm lại chưa thể xử lý dứt điểm. Khu vực này trước đây là những bãi đất nông nghiệp nhưng được nhiều cá nhân thuê san lấp làm nhà xưởng trái phép sản xuất gây ô nhiễm môi trường...
Thành phố chỉ đạo xử lý
Liên quan đến việc xử lý các vi phạm nêu trên, được biết, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cũng đã có văn bản đôn đốc các địa phương xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Tuy nhiên, tỷ lệ các vụ việc đã được giải quyết còn rất thấp so với tổng số vụ vi phạm. 10 vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng xảy ra nhiều năm gây bức xúc dư luận như các quận, huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín, Tây Hồ, Long Biên… chưa xử lý.
Để đốc thúc xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều, gần đây nhất ngày 3/4, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2242/VP-KT đề nghị sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã có đê xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Công văn nêu rõ, UBND Thành phố nhận được các văn bản của Tổng cục Phòng, chống thiên tai thông báo kết quả thực hiện dự án cấp bách, xung yếu đê điều, phòng chống thiên tai, kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều và công tác quản lý đê điều năm 2018 và đề nghị xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Cụ thể, đề nghị các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đê điều, Chỉ thị số 447/CT-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
Đề nghị UBND các cấp tổ chức xử lý dứt điểm các vụ vi phạm, đồng thời, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính về đê điều nhất là những vụ vi phạm mới phát sinh; thông báo rộng rãi kết quả chỉ đạo, xử lý đến người dân tạo sự đồng thuận; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều tới các tổ chức, cá nhân. Các cấp, các ngành tăng cường phối hợp thực hiện trách nhiệm trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật.
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão các tỉnh, thành phố và các Hạt quản lý đê tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát các hoạt động liên quan đến đê điều đảm bảo thực hiện đúng nội dung được cấp phép, an toàn chống lũ của đê. Thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả, tiến độ thực hiện dự án cấp bách xung yếu đê điều, phòng chống thiên tai, kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều (phân loại rõ hành vi vi phạm, mức độ và tính chất vi phạm) và công tác xử lý vi phạm của địa phương về Tổng cục Phòng, chống thiên tai trước ngày 25 hàng tháng để tổng hợp...
Về việc trên, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận, huyện, thị xã có công trình vi phạm pháp luật về đê điều, khẩn trương có phương án, nghiêm túc chỉ đạo, thực hiện xử lý dứt điểm, báo cáo UBND Thành phố.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông
Tin khác

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội
Tư vấn luật 02/04/2025 22:19

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Tin nóng 02/04/2025 22:05

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng
Tin nóng 02/04/2025 22:04

Bình Dương: Tạm giữ hình sự tài xế ô tô dùng gậy bóng chày đánh người chở con nhỏ
Tin nóng 01/04/2025 18:29

Tử hình đối tượng sát hại tài xế xe ôm chiếm đoạt tài sản
Pháp đình 01/04/2025 16:51

Truy tố cựu Tổng Giám đốc VEAM Phan Phạm Hà cùng các đồng phạm
Tin nóng 01/04/2025 16:38

Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lái xe tử vong
Pháp luật 01/04/2025 09:51

Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên
Tin nóng 31/03/2025 07:50

Triệu tập nhóm "quái xế" lạng lách trên cầu Nhật Tân
Tin nóng 30/03/2025 18:24

Đồng Nai: Mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5
Tin nóng 30/03/2025 16:56