Tạo giá đỡ an sinh vững chắc cho người dân giữa khó khăn của đại dịch:

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động... Tiếp đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định 3642/QĐ-UBND về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 trên địa bàn thành phố. Cùng với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, đây thực sự là "giá đỡ" an sinh quan trọng để giúp người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn.
Hà Nội: Gần 750 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn Hà Nội kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội Hà Nội: Gỡ vướng trong việc chi hỗ trợ an sinh xã hội với nhóm lao động tự do

Hỗ trợ kịp thời

Ngay sau khi Nghị quyết 68 của Chính phủ được ban hành (1/7/2021), cơ quan chức năng và các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đã kịp thời triển khai, đưa chính sách đến các đối tượng thụ hưởng với tinh thần khẩn trương, linh hoạt, mang lại niềm xúc động, phấn khởi cho nhiều người lao động.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động khó khăn ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Vốn kiếm kế sinh nhai bằng quán bán hàng ăn mà không có việc gì khác nên vài tháng nay, đời sống gia đình anh Nguyễn Triệu Long (phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) vô cùng khó khăn. Anh Nguyễn Triệu Long cho biết: “Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại (cuối tháng 4/2021), công việc bán hàng của vợ chồng tôi đã cầm chừng vì phải hạn chế số lượng khách, chỉ bán hàng mang về để đảm bảo quy định phòng, chống dịch. Từ cuối tháng 7, khi Thành phố thực hiện giãn cách, chúng tôi đóng cửa, dừng hẳn việc bán hàng. Tiền thuê cửa hàng thì vẫn phải trả mà thu nhập không có, cuộc sống vô cùng khó khăn”.

Đang lúc khốn khó, anh Long được cán bộ tổ dân phố tới tận nhà nắm tình hình, thông báo về chế độ hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, Thành phố với người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và hướng dẫn vợ chồng anh làm các thủ tục để nhận khoản hỗ trợ này. Chỉ vài ngày sau đó, khoảng giữa tháng 8, đại diện chính quyền phường Quỳnh Mai và tổ dân phố lại đến tận nhà trao cho cho vợ chồng anh Long mỗi người 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ an sinh của Chính phủ và thành phố Hà Nội.

“Đây không phải là số tiền nhỏ đối với gia đình chúng tôi bởi nó đủ giúp chúng tôi trang trải nhu cầu thiết yếu trong những ngày giãn cách, không có thu nhập. Đáng quý hơn nữa là đang trong thời gian giãn cách, phải tập trung cho công tác phòng chống dịch mà các cấp chính quyền Thành phố không quên những người lao động khó khăn như chúng tôi, mang tiền hỗ trợ tới tận gia đình… Tôi thật sự xúc động, ấm lòng, yên tâm thực hiện giãn cách, mong dịch mau qua”, anh Long bộc bạch.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn ở xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm.

Cũng ấm lòng khi được nhận tiền hỗ trợ an sinh của thành phố Hà Nội là trường hợp vợ chồng anh Trần Văn Lâm và chị Lê Thị Huyền - thợ cắt tóc gội đầu sinh sống tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. “Trước đây, khi chưa có dịch, mỗi ngày vợ chồng tôi thu nhập từ 200.000- 300.000 ngàn đồng sau khi trừ tiền thuê cửa hàng. Thế nhưng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thực hiện Chỉ thị của UBND Thành phố về phòng, chống dịch, vợ chồng tôi đã đóng cửa hàng. Ở nhà không có thu nhập, không làm được việc gì khác mà vẫn phải chi phí 5,5 triệu đồng thuê cửa hàng/ tháng nên cuộc sống vô cùng khó khăn…”, anh Trần Văn Lâm chia sẻ.

Ngoài gói an sinh theo Nghị quyết số 68, qua thực hiện rà soát các đối tượng khó khăn được hỗ trợ theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội, UBND phường Kiến Hưng đã hướng dẫn vợ chồng anh Lâm, chị Huyền làm đơn đề nghị và được Ủy ban nhân dân quận Hà Đông quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng (mỗi người 1,5 triệu đồng) để trang trải trong lúc khó khăn.

Hôm được lãnh đạo UBND phường Kiến Hưng đến tận cửa hàng trao hỗ trợ kinh phí, vợ chồng anh Lâm chị Huyền không nén được xúc động: “Trong thời điểm khó khăn này, khoản tiền hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền có ý nghĩa rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với vợ chồng chúng tôi. Chúng tôi sẽ có thêm điều kiện để trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật và đặc biệt, sự quan tâm này của các cấp chính quyền khiến những lao động tự do khó khăn như chúng tôi rất ấm lòng, được an ủi, động viên. Vợ chồng tôi nhắc nhau tiếp tục khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm các quy định của Thành phố về công tác phòng, chống dịch, mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi”, chị Huyền bày tỏ.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ cho lao động tự do ở phường Khương Trung, quận Thanh Xuân.

Câu chuyện cảm động nữa là của cô giáo Trương Thị Thu Hiền - Trường Mầm non Đức Trí, phường Phúc La, quận Hà Đông. Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường, từ đầu tháng 5/2021, cũng như nhiều giáo viên khác, cô giáo Trương Thị Thu Hiền, phải nghỉ việc. “Là giáo viên ngoài công lập nên nghỉ dạy đồng nghĩa với việc tôi không có lương, tôi lại đang nuôi con nhỏ, không có điều kiện làm thêm nên mấy tháng qua không có nguồn thu nhập nào, cuộc sống rất khó khăn”, cô Hiền chia sẻ.

Thế rồi, thông qua UBND quận Hà Đông, cô Hiền đã được nhận hỗ trợ của UBND thành phố Hà Nội theo gói hỗ trợ an sinh xã hội với số tiền trên 4,7 triệu đồng. Hôm được nhận trợ cấp, cô Hiền xúc động bộc bạch: “Sự quan tâm của các cấp chính quyền Thành phố thật kịp thời, đúng lúc. Số tiền này giúp tôi có thêm nguồn trang trải sinh hoạt trong thời gian vẫn còn phải nghỉ việc vì dịch bệnh. Tôi chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và mong muốn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như tôi cũng được hưởng sự quan tâm này”.

Triển khai chính sách khẩn trương và linh hoạt

Trên đây chỉ là một số câu chuyện cảm động trong số vô vàn những câu chuyện cảm động diễn ra trên khắp các địa bàn thành phố Hà Nội thời gian vừa qua. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động khó khăn đến kinh tế xã hội của Thành phố, đời sống người dân, Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tạo gia đỡ an sinh xã hội, tiếp sức cho người dân vượt khó với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, trong đó việc triển khai chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 68/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội được đặt lên hàng đầu.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn ở Trường Mầm non Newsun, huyện Hoài Đức.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, với tinh thần vào cuộc quyết liệt, khẩn trương, thành phố Hà Nội đã đẩy nhanh việc triển khai gói hỗ trợ hỗ trợ của Chính phủ dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 với mục tiêu xuyên là phải bảo đảm đúng người, đúng đối tượng, không trùng lặp và tránh bỏ sót.

“30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã và đang khẩn trương hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội. Do chính sách được triển khai trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội nên các địa phương đều lựa chọn những hình thức linh hoạt, phù hợp với thực tế để hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động và người sử dụng lao động đồng thời đảm bảo các quy định về phòng chống dịch Covid-19”, ông Nguyễn Quốc Khánh nói.

Điển hình, tại quận Tây Hồ, theo Bí thư Quận ủy Lê Thị Thu Hằng, quận Tây Hồ đã thành lập 3 tổ thẩm định hồ sơ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 100% phường đã thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ, tiến hành công tác rà soát. Quận cũng đã lập tức tạm ứng kinh phí để triển khai việc chi trả kịp thời, đúng luật định.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do ở quận Ba Đình.

Còn đại diện UBND huyện Gia Lâm thì cho hay, trên tinh thần công văn chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, các xã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Cán bộ phòng LĐ-TB&XH huyện cũng như các xã, thị trấn đã liên tục ứng trực, làm việc bất kể thời gian ngày thường hay ngày nghỉ, ban ngày hay ban tối để chi trả hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng. Chúng tôi cũng bố trí linh hoạt địa điểm chi trả, kể cả chi trả tại gia đình, đưa nguồn lực hỗ trợ sớm đến với người thụ hưởng và đảm bảo quy định phòng, chống dịch”, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Gia Lâm Lê Thị Kim Châu cho hay.

Ở cấp cơ sở, các xã, phường, thị trấn cũng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, cán bộ Tổ dân phố, thành viên tổ Covid-19 cộng đồng của phường đến tận nhà người dân để rà soát trường hợp thuộc diện thụ hưởng, giúp họ khai hồ sơ nhận hỗ trợ, nhất là với nhóm lao động tự do bởi đa số lao động tự do không biết cách làm thủ tục đề nghị hỗ trợ. Không để người lao động phải chờ đợi lâu, ngay sau khi có quyết định hỗ trợ, đa số các địa phương đã trao kinh phí tại nhà cho người thụ hưởng.

Với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của Thành phố và các địa phương, theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, đến hết ngày 9/9, kinh phí từ ngân sách gần 495 tỷ đồng đã đến với trên 1,6 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thuộc đối tượng hỗ trợ từ gói an sinh xã hội của Chính phủ. Trong đó, nhóm lao động tự do có số người thụ hưởng tăng nhanh nhất. Đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho gần 132.000 lao động tự do với số tiền gần 198 tỷ đồng.

Trong lúc này, doanh nghiệp và người lao động đang vô cùng khó khăn. Dịch bệnh kéo dài, công việc không có mà hầu hết người lao động không có tích lũy, nếu có tích lũy thì cũng rất ít, không thể trụ vững trong điều kiện dịch bệnh vẫn phức tạp. Vì thế, chính sách hỗ trợ an sinh của Chính phủ là vô cùng cần thiết và kịp thời, rất quý giá và hữu ích với cả doanh nghiệp và người lao động. Tôi cũng cho rằng các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đã triển khai nhanh chóng, kịp thời chính sách này đến doanh nghiệp và người lao động chính là khẳng định thêm ý nghĩa nhân văn, giá trị là “phao cứu sinh” của Chính phủ đối với doanh nghiệp và người lao động.

(PGS.TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn)

Kỳ 2: Quyết sách kịp thời, ấm lòng người dân

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

(LĐTĐ) Vay tiêu dùng là hình thức được nhiều người lựa chọn khi cần vốn nhưng vay tiêu dùng thế nào để tránh nợ xấu là vấn đề không phải ai cũng biết.
Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.

Tin khác

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Bỏ lương cơ sở, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh thế nào?

Bỏ lương cơ sở, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh thế nào?

(LĐTĐ) Thực hiện chính sách cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024 sẽ không còn mức lương cơ sở. Do đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất các quy định hiện hành về chế độ, trợ cấp gắn với mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh theo hướng quy định bằng số tiền mặt.
Xem thêm
Phiên bản di động