Kỳ 1: Kịp thời, linh hoạt hơn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19
Nhanh chóng, linh hoạt hơn...
Từ ngày 1/7/2021, thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện “Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị” tại 175 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây. Sau gần 2 tháng thực hiện cho thấy, các nội dung thí điểm của mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội đang tạo ra nhiều nét mới trong điều hành, quản lý và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại các phường.
Nhiều lãnh đạo, cán bộ Ủy ban nhân dân (UBND) phường chia sẻ, chưa khi nào họ bận rộn như trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách này, và mô hình thí điểm đang khẳng định ưu thế, phù hợp, giúp họ điều hành linh hoạt, kịp thời hơn khi phải thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Viên Hải Tuệ, Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh (áo trắng) tặng quà, động viên lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch phường Ngọc Khánh |
Ông Viên Hải Tuệ - Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, cho biết: “Thời gian triển khai thực hiện thí điểm chính quyền đô thị vào đúng thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên mọi hoạt động đều dồn cho công tác phòng, chống dịch. Nhưng cũng từ thực tiễn cho thấy, việc UBND phường hoạt động theo Quy chế mẫu do UBND Thành phố ban hành, Chủ tịch UBND phường điều hành theo chế độ thủ trưởng đã giúp cho chúng tôi có những chỉ đạo, quyết sách nhanh hơn để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch. Việc điều hành, quản lý của Chủ tịch UBND phường rõ nét hơn, linh hoạt hơn, phù hợp với yêu cầu của chính quyền đô thị”.
Cũng theo ông Viên Hải Tuệ, vì không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường nên vai trò của các tổ chức chính trị như Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải được tăng cường hơn để giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo của UBND phường; HĐND quận cũng phải chia tổ để phụ trách, giám sát. Trước đây có HĐND phường thì mỗi năm họp 2 lần, nên để thông qua các đề xuất cũng chậm trễ, còn hiện nay khi giao Chủ tịch UBND phường quyết định, chịu trách nhiệm thì thực hiện nhanh hơn.
Nâng cao hơn trách nhiệm của lãnh đạo phường
“Từ khi thực hiện thí điểm chính quyền đô thị, tôi cảm nhận việc giải quyết công việc thuận lợi, phục vụ nhân dân hiệu quả hơn. Vì UBND phường hoạt động theo chế độ thủ trưởng, Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của UBND phường. Từ yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, tôi nhìn nhận được sự thay đổi trong việc chỉ đạo sát sao hơn, nhanh chóng kịp thời, linh hoạt hơn so với trước”, anh Quách Văn Nam, công chức phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, chia sẻ.
Anh Quách Văn Nam giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận một cửa phường Phúc Tân |
Còn theo bà Ngô Hồng Thủy, Trưởng phòng Tư pháp quận Hoàn Kiếm, việc không tổ chức HĐND cấp phường và Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm theo chế thủ trưởng là một bước đi phù hợp trong quá trình xây dựng mô hình chính quyền đô thị. Vì trên thực tế, HĐND cấp phường hoạt động mờ nhạt, mang tính chất hình thức, chất lượng hoạt động không cao, chưa thật sự phát huy vai trò người đại biểu của nhân dân, phần lớn đại biểu HĐND phường là cán bộ hưu trí và kiêm nhiệm.
“Không tổ chức HĐND cấp phường đã giúp bộ máy chính quyền gọn nhẹ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn; nâng cao hơn trách nhiệm của lãnh đạo UBND phường, của HĐND quận cũng như tiết kiệm ngân sách”, bà Thủy nói.
Công chức phấn khởi…
Một trong những điểm mới quan trọng của việc thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội là từ ngày 1/7/2021 đã thống nhất được chế độ công vụ, công chức giữa UBND quận và UBND phường. Theo đó, công chức cấp phường thuộc biên chế công chức của UBND quận, thị xã và do UBND quận, thị xã quản lý, sử dụng; công chức cấp phường có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như công chức làm việc tại các đơn vị hành chính cấp quận trở lên.
Bà Lê Khánh Giang - Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm: "Được công nhận liên thông khiến công chức phường yên tâm, phấn khởi hơn" |
Lâu nay, công chức cấp xã, phường được quy định là một ngạch công chức riêng, nếu muốn chuyển thành công chức cấp quận, họ buộc phải trải qua thủ tục sát hạch, xét tuyển, thi tuyển. Bà Lê Khánh Giang - Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, cho hay: “Sau gần 2 tháng thực hiện thí điểm chính quyền đô thị, điều thay đổi mà tôi cảm nhận được rõ nét là với cán bộ, công chức của phường bây giờ được công nhận liên thông với công chức cấp quận đã khiến anh chị em yên tâm, phấn khởi hơn vì được ghi nhận, động viên. Điều này cũng sẽ giúp cho việc điều động, bổ nhiệm công chức trong quận linh hoạt, thuận tiện hơn”.
“Với công chức chúng tôi, việc được công nhận là công chức do cấp quận quản lý là sự động viên rất lớn. Nhân dịp này, những ai chưa đạt chuẩn đều được rà soát, cử đi đào tạo, bồi dưỡng thêm, nên cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức”, bà Phạm Thị Bình, công chức Tư pháp – Hộ tịch phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình cho biết.
Theo bà Bình, điểm mới này đã tạo cơ hội thay đổi vị trí việc làm cho công chức phường rộng hơn nếu muốn thuyên chuyển công tác từ UBND phường đến các phòng chuyên môn của UBND quận. “Tôi tin rằng, việc thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, với quy định liên thông này không chỉ chuẩn hóa mà còn đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho cán bộ, công chức cấp phường chúng tôi”, bà Bình nói.
Nói về việc được liên thông thành công chức cấp quận, anh Quách Văn Nam cũng chia sẻ, bản thân anh cảm thấy tự hào, phấn khởi, và cho rằng sự ghi nhận này cũng là động lực để công chức các phường phấn đấu hơn nữa trong công việc.
Phương Thảo
(Kỳ 2: Hướng tới phục vụ nhân dân tốt hơn)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17