Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

(LĐTĐ) Lãnh đạo huyện Gia Lâm yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3 Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

Đêm 10/9, mực nước sông Hồng đã lên mức báo động 2, nhiều xã của huyện Gia Lâm khu vực ven sông Hồng, sông Đuống thấp thỏm lo âu. Lãnh đạo huyện cùng các lực lượng chức năng và hàng trăm hộ dân sinh sống ngoài bãi ven sông Hồng, sông Đuống đã phải trắng đêm canh lũ bởi trời tiếp tục mưa, nước thượng nguồn tiếp tục đổ xuống. Những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 còn chưa kịp khắc phục xong, thì người dân huyện Gia Lâm lại phải suốt đêm không ngủ vì lo sợ nước lũ tràn vào nhà lúc nửa đêm.

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ
Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai huyện Gia Lâm triển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng chống lũ lụt trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Văn Hà - một người dân ở thôn 7, xã Đông Dư cho biết: "Do mưa như trút nước liên tục từ sáng sớm, cộng với các nhà máy thủy điện xả lũ suốt đêm qua (10/9), nên cả nhà tôi không ai dám chợp mắt vì sợ lũ. Đây là vùng bãi ngoài sông Hồng, nên nước rất dễ tràn vào nhà khi mực nước sông Hồng dâng cao”.

Từ sáng qua (10/9), trên địa bàn huyện Gia Lâm có mưa to đến rất to. Lúc 23 giờ ngày 10/9, lũ trên sông Hồng đã ở mức báo động 2 và vẫn tiếp tục lên nhanh, nguy cơ xảy ra ngập lụt trên diện rộng là rất lớn.

Ông Trương Văn Học - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Phó Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai huyện Gia Lâm cho biết: Đã lâu rồi nước sông Hồng, sông Đuống mới lên cao như thế này, bởi vậy lãnh đạo huyện đã bám sát chỉ đạo của Thành phố, chủ động lên các phương án phòng chống sạt lở, bảo vệ đê điều, chống úng ngập cũng như phương án di dời những hộ dân trong vùng nguy hiểm, quyết không để xảy ra thiệt hại về người.

Tại xã Kim Sơn, nhiều gia đình ngoài bãi đã hoàn tất việc chuyển mọi vật dụng cần thiết lên trần nhà để phòng mưa lũ gây ngập lụt kéo dài. Bà Nguyễn Thị Nga ở thôn Ngổ Ba cho biết: "Hai cái bàn lớn của nhà tôi đã được kê cao để đặt bếp và cất giữ những vật dụng cần thiết. Mặc dù đã trải qua nhiều đợt mưa lũ, song suốt đêm hôm qua (10/9), cả nhà tôi không ai dám chợp mắt…"

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác bồi đắp, gia cố đê tại xã Lệ Chi.

Trong đêm qua và sáng nay 11/9, Công an huyện Gia Lâm đã điều động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ giúp các xã phòng chống lũ lụt và ngăn ngừa các loại tội phạm lợi dụng trộm cắp tài sản của nhân dân. Sáng nay, một số trường học trên địa bàn các xã ven sông Hồng, sông Đuống của huyện Gia Lâm đã được thông báo nghỉ học hoặc chuyển qua học trực tuyến.

Trước đó, tối 10/9, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện Gia Lâm đã họp tiển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng chống lụt trên địa bàn huyện. Chủ trì cuộc họp, bà Đặng Thị Huyền - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện Gia Lâm đã yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đặc biệt là các địa phương ven đê khẩn trương rà soát, thông kê số lượng các hộ dân tại các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Kiểm soát chặt chẽ các điểm dân cư ven các tuyến sông, xây dựng phương án, kịch bản cụ thể, chi tiết về bố trí chỗ ăn ở, hỗ trợ vật tư, thuốc men, nhu yếu phẩm cho các hộ (nếu phải di rời đến khu vực an toàn), tuyệt đối không để thiệt hại về người.

Cùng đó, lãnh đạo huyện yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn rà soát toàn bộ các trang thiết bị vật dụng tại các điếm canh đê; chỉ đạo đội xung kích thao tác thành thạo việc vận hành tại các cửa khẩu; thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra. Đối với các khu vực sạt lở, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân di rời cũng như căng dây, lắp biển báo, phân công người ứng trực tại các vị trí sạt lở.

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ tại xã Văn Đức.

Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Huyền cũng đề nghị UBND các xã, thị trấn huy động cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn tham gia tích cực công tác phòng chống mưa lũ; không lơ là, chủ quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm; thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội và huyện cũng như cơ chế thông tin, báo cáo, lãnh đạo Huyện ủy - UBND huyện nắm bắt tình hình, kịp thời có chỉ đạo ứng phó.

Được biết, tính đến đầu giờ sáng ngày 11/9, bão số 3 đã làm thiệt hại 127 ha lúa; khoảng 313 ha rau; 946 ha cây ăn quả, và làm ảnh hưởng 5274 cây xanh bóng mát trên địa bàn huyện Gia Lâm. Bão làm ảnh hưởng 25 ha diện tích thủy sản, 40 ha diện nhà màng nhà lưới, nhà kính; 13 công trình chuồng trại chăn nuôi và làm gẫy đổ 58 cột điện, cột điện chiếu sáng. Ngoài ra, bão số 3 làm hư hại hoàn toàn 3 trạm biến áp; 5 máy biến áp, hỏng 2 tủ RMU, đổ gãy 3 cột điện trung thế, nghiêng nứt vỡ 50 cột điện trung thế; 10 cột điện hạ thế, 5 bộ chống sét, 2 bộ cầu dao, 5.000m dây điện các loại, một số cách điện sứ và vật tư thiết bị khác.

Bão cũng làm 284 công trình nhà bị tốc mái tôn, mái tum và 14 công trình tường bao bị đổ, 20 thuyền, bè bị sóng đánh chìm… Huyện Gia Lâm đã huy động khoảng 1.600 người cùng nhiều vật tư, phương tiện ứng phó với bão số 3; di dân đảm bảo an toàn với 16 hộ dân làng chài xã Văn Đức và khu vực thôn 4, xã Kim Lan. Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và thực hiện lệnh báo động lũ đang được huyện tiếp tục triển khai khẩn trương và tích cực.

Một số hình ảnh chống lũ tại huyện Gia Lâm:

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ
Các lực lượng đóng bao tải cát xuyên đêm để ngăn lũ tràn.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ
Lực lượng công an, quân sự giúp người dân xã Đông Dư ngăn nước vào nhà.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ
Lực lượng công an, quận sự giúp người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ
Lực lượng công an, quân sự di chuyển người dân đến nơi an toàn.
P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Xem thêm
Phiên bản di động