“Tinh giản” thủ tục tác quyền âm nhạc: Phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Kỳ 1: Khi hành chính hóa không còn phù hợp

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Vương Duy Biên đã ký văn bản trình Chính phủ về việc xây dựng Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Trong đó, 2 vấn đề liên quan đến âm nhạc được đề cập là bãi bỏ việc cấp phép ca khúc quen thuộc, phổ biến, sáng tác trước năm 1975 và bãi bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng quyền tác giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gây ra nhiều ý kiến trái chiều quanh việc nới lỏng tác quyền âm nhạc này.
ky 1 khi hanh chinh hoa khong con phu hop Thu phí tác quyền âm nhạc phát trên tivi khách sạn: Đảm bảo dung hòa lợi ích hai bên
ky 1 khi hanh chinh hoa khong con phu hop Lại gây tranh cãi việc thu tiền tác quyền âm nhạc đối với quán cà phê

Lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật chứng tỏ sức nóng khi chỉ trong 6 năm có tới 2 Nghị định số 79/2012 và Nghị định sửa đổi 15/2016 điều chỉnh lĩnh vực này. Lãnh đạo Bộ VHTT&DL đánh giá hai nghị định này “tạo hành lang pháp lý cơ bản minh bạch”, đồng thời tinh giản thủ tục hành chính theo tinh thần của Chính phủ điện tử.

Cấp phép chương trình không cần thỏa thuận quyền tác giả?

Theo Bộ VHTT&DL, mục tiêu của chính sách bãi bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng quyền tác giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép là để đảm bảo thực thi đúng thẩm quyền quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền cấp phép tập trung thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Nội dung chính sách nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép khi vừa phải thực hiện thẩm định nội dung chương trình, vừa phải xác định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, phạm vi ủy quyền sử dụng quyền tác giả.

ky 1 khi hanh chinh hoa khong con phu hop
Ảnh minh họa.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên cho biết, trong thực tế áp dụng, thủ tục này cũng gây ra nhiều bất lợi cho đơn vị tổ chức biểu diễn khi tổ chức đại diện quyền tác giả áp đặt các mức giá không công bằng, thiếu minh bạch giữa các đơn vị khai thác, sử dụng; không đảm bảo thực hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền bình đẳng giữa các bên trong quá trình thỏa thuận, ký kết hợp đồng, quan hệ dân sự được xác lập, thực hiện không dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện, thiện chí, trung thực.

Cũng theo Bộ VHTT&DL, việc bãi bỏ cũng đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và nâng cao năng lực bảo vệ quyền tác giả của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, hạn chế sự chồng chéo các quy định trong hệ thống pháp luật.

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp bảo vệ đối với những hành vi xâm phạm quyền quyền tác giả, quyền liên quan dựa trên yêu cầu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan (biện pháp dân sự, hải quan, hành chính, hình sự). Việc quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình cấp phép biểu diễn, trước khi tác giả, chủ sở hữu quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ không phù hợp với quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức biểu diễn nghệ thuật cũng như sức sáng tạo của các tác giả và thực thi quy định tại Điều 41 Hiến pháp năm 2013 về đảm bảo “quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” của công dân.

Vì lẽ đó, Bộ VHTT&DL đề nghị bãi bỏ “thủ tục cứng nhắc” này để hạn chế sự chồng chéo các quy định trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên nếu loại bỏ thủ tục này liệu việc thu tác quyền có bị “làm khó”?.

Bỏ cấp phép một số bài hát “quen thuộc”

Năm ngoái rộ dư luận nên bỏ cấp phép ca khúc âm nhạc trước 1975, nay Bộ VHTT&DL đưa nội dung này vào nhóm các chính sách thay đổi lớn nhất khi xây dựng Nghị định mới.

Cụ thể, Bộ VHTT&DL nêu vấn đề phát sinh trong quản lý cấp phép ca khúc trước 1975 như: Việc cấp phép một số bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến có cần thiết? Danh mục bài hát được phổ biến rộng rãi có phù hợp thực tế? Giải pháp do Bộ VHTT&DL đưa ra dựa trên tinh thần của Chính phủ “Các bài hát quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ trái thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc địa điểm, thời gian sáng tác”.

Theo Bộ VHTT&DL, quy định về việc quản lý, cấp phép đối với tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 là vấn đề phức tạp, trong đó có yếu tố lịch sử để lại. Trong thời gian trước đây, việc cấp phép, phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Toàn bộ các bài hát được cấp phép phổ biến đều của các tác giả phía Nam hoặc tác giả miền Bắc di chuyển vào phía Nam định cư.

Việc cấp phép phổ biến được thực hiện đối với các bài hát “nhạc đỏ” hoặc do các tác giả phía Nam sáng tác. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đã nảy sinh một số vấn đề phức tạp đối với công tác quản lý trong hoạt động này như: Việc cấp phép một số bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế có cần thiết hay không; danh mục bài hát được phổ biến rộng rãi có phù hợp với thực tế hay không...

Vì vậy đặt ra yêu cầu cần quy định lại nội dung quản lý đối với tác phẩm âm nhạc, sân khấu trong thời kỳ mới, cụ thể là bãi bỏ quy định về cấp giấy phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp đối với công tác quản lý tác phẩm âm nhạc, sân khấu. Việc cần thiết quy định lại để đảm bảo biện pháp quản lý đối với các tác phẩm âm nhạc, sân khấu, ngăn chặn những bài hát có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, đi ngược lại chính sách của Đảng, trái với pháp luật Nhà nước.

Đồng thời, làm đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 được thực hiện thống nhất với quy định tại Luật Xuất bản năm 2012. Đảm bảo biện pháp phối hợp quản lý nhà nước đối với các tác phẩm âm nhạc, sân khấu giữa Bộ VHTT&DL và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn những bài hát có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, đi ngược lại chính sách của Đảng, trái với pháp luật Nhà nước.

Theo đó, các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.

Hiện nay, ngoài phương án bỏ cấp phép những sáng tác trước năm 1975, lập danh mục những bài hát cấm. Bộ VHTT&DL vẫn đề ra phương án tiếp tục quy định cấp phép nhưng sẽ kèm theo các điều kiện lưu hành. Tuy nhiên, dư luận đang băn khoăn với việc nếu bỏ cấp phép, thì rất nhiều ca khúc có ca từ phản động, hoặc kèm theo những chi tiết phản động được sáng tác trong thời kỳ này sẽ được “lách luật” để biểu diễn. Nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho nghệ thuật, nhưng cũng không thể thả nổi.

Đến nay, phương án giữ hay bỏ phấp phép các sáng tác trước năm 1975 vẫn là một bài toán cần tháo gỡ. Bởi nếu mở toang cánh cửa cấp phép liệu công tác hậu kiểm có đảm bảo tất cả các chương trình, bài hát phổ biến đều đảm bảo chất lượng?.

Bảo Thoa

Kỳ 2: Thu tiền tác quyền ra sao?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Liveshow 'Giai nhân 2': Ngọc Châm kể chuyện đời mình qua âm nhạc

Liveshow 'Giai nhân 2': Ngọc Châm kể chuyện đời mình qua âm nhạc

(LĐTĐ) Ca sĩ Ngọc Châm sẽ tổ chức liveshow "Giai nhân 2" vào ngày 1/12 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đánh dấu chặng đường hơn 20 năm ca hát, và 10 năm sản xuất chuỗi chương trình tôn vinh tác giả, tác phẩm "Vàng son một thuở".
Tiếng hát Hà Nội 2024: Nơi hội tụ và tỏa sáng tài năng âm nhạc

Tiếng hát Hà Nội 2024: Nơi hội tụ và tỏa sáng tài năng âm nhạc

(LĐTĐ) Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" là một sự kiện âm nhạc đặc biệt được tổ chức bởi Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, nhằm chào mừng hai sự kiện trọng đại, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 70 năm thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (14/10/1954 - 14/10/2024).
Techcombank góp phần đưa âm nhạc truyền thống đến gần khán giả

Techcombank góp phần đưa âm nhạc truyền thống đến gần khán giả

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trên một sân khấu lớn, gần 20.000 khán giả đã cùng hòa giọng, thăng hoa với các làn điệu chèo, cải lương và trống hội vang dội.
Hà Nội nhẹ nhàng, sâu lắng trong đêm nhạc “Cảm xúc tháng Mười”

Hà Nội nhẹ nhàng, sâu lắng trong đêm nhạc “Cảm xúc tháng Mười”

(LĐTĐ) Trong Chương trình giao lưu truyền thống các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc, năm 2024 tại Hà Nội, do Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đăng cai, mới đây, chương trình nghệ thuật “Cảm xúc tháng Mười” đã diễn ra với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Michael Learns To Rock trở lại Việt Nam vào 17/11 với đêm nhạc "Take Us To Your Heart"

Michael Learns To Rock trở lại Việt Nam vào 17/11 với đêm nhạc "Take Us To Your Heart"

(LĐTĐ) Vào 17/11, Michael Learns To Rock sẽ có đêm biểu diễn tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Thành phố Hồ Chí Minh), đánh dấu lần thứ tư nhóm nhạc huyền thoại đến từ Đan Mạch quay trở lại Việt Nam.
Bản hùng ca phố: Âm nhạc và ký ức về một Thủ đô bất khuất

Bản hùng ca phố: Âm nhạc và ký ức về một Thủ đô bất khuất

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng với Đài Truyền hình Việt Nam đã lựa chọn Hoàng thành Thăng Long để tổ chức chương trình “Hà Nội - Bản hùng ca phố”. Chương trình được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 10/10 trên kênh VTV1, VTVgo.
Bộ đôi giám khảo DJ VAVH mang đến sắc màu mới tại DJ Star International 2024

Bộ đôi giám khảo DJ VAVH mang đến sắc màu mới tại DJ Star International 2024

(LĐTĐ) Được biết đến trong cộng đồng DJ trong nước và quốc tế, DJ VAVH sẽ mang đến những mới mẻ trong việc lựa chọn và đánh giá thí sinh vòng chung kết của chương trình DJ Star 2024 được tổ chức vào 9/11 tới tại Berlin, Đức.
"Cảm xúc tháng 10": Bữa tiệc âm nhạc đặc sắc chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

"Cảm xúc tháng 10": Bữa tiệc âm nhạc đặc sắc chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Cảm xúc tháng 10" sẽ diễn ra vào 20h ngày 4/10, tại Phòng Hòa nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, số 77 Hào Nam, Hà Nội. Sự kiện này nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hướng tới 70 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (1956 - 2024).
Tuấn Hưng - Duy Mạnh tái ngộ đầy ý nghĩa trong show từ thiện "triệu view"

Tuấn Hưng - Duy Mạnh tái ngộ đầy ý nghĩa trong show từ thiện "triệu view"

(LĐTĐ) Tối 21/9, show "Anh em kết đoàn" do Tuấn Hưng và Duy Mạnh khởi xướng với mục đích ủng hộ đồng bào miền Bắc sau những thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra, đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người xem qua livestream.
Nhạc sĩ của "Vinh, thành phố bình minh" qua đời

Nhạc sĩ của "Vinh, thành phố bình minh" qua đời

(LĐTĐ) Nhạc sĩ Lê Hàm qua đời vào lúc 19h ngày 18/9 tại nhà riêng, hưởng thọ 90 tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động