Đổi mới từ thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14:

Kỳ 1: Chìa khóa mở "cánh cửa" chính quyền đô thị Hà Nội

(LĐTĐ) Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại cấp phường nhanh hơn; lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) phường chủ động hơn trong điều hành, quản lý; bộ máy chính quyền cấp phường tinh gọn hơn nhưng lại nâng cao được hiệu quả hoạt động... là những thay đổi đáng mừng tại 175 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Những điểm mới này có được từ việc Thủ đô thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Kỳ 2: Mục tiêu: Tăng chỉ số hài lòng Kỳ cuối: Những nút thắt cần gỡ Để chính quyền đô thị vận hành thông suốt

Là đô thị loại đặc biệt, có quy mô dân số đứng thứ hai trong cả nước, phát triển sôi động về kinh tế, xã hội, đòi hỏi bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội cần được tổ chức phù hợp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, nhất là giữa khu vực đô thị và nông thôn.

Nhận rõ những bất cập cũng như nhằm tạo điều kiện cho Hà Nội tìm ra phương thức quản lý hữu hiệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công trên địa bàn phường phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị... ngày 27/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 97/2019/QH14, quyết định thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội từ ngày 1/7/2021.

Hà Nội: Đổi mới từ thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 97/2019/QH14. Ảnh: QH

Gỡ khó cho Thủ đô

Theo Nghị quyết số 97/2019/QH14, chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND); chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, phường thuộc thị xã Sơn Tây là UBND phường.

UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Đoàn cho hay, trên cơ sở Nghị quyết số 97/2019/QH14, Nghị định số 32/2021/NĐ-CP, các cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Đến ngày 1/7/2021, Thành phố đã hoàn thành việc bổ nhiệm các Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức chuyên môn của 175 UBND phường. Thành phố cũng giao đủ 2.625 biên chế công chức phường, đảm bảo cho các phường hoạt động theo đúng quy định của Nghị quyết 97/2019/QH14.

Thành ủy, UBND Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình đều ban hành quy chế mẫu cho hoạt động của Đảng ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường.

Có thể nói, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội đã chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện đồng bộ các khối lượng công việc, nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, đảm bảo vận hành nhịp nhàng, không ảnh hưởng đến điều hành, quản lý của chính quyền cơ sở, thông suốt trong phục vụ tổ chức, công dân. Thành phố cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, đồng thuận cao trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

Kỳ 1: Chìa khóa mở "cánh cửa" chính quyền đô thị Hà Nội
Đoàn kiểm tra công vụ thành phố Hà Nội kiểm tra công vụ tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm.

Đến nay, sau gần 2 năm thực hiện thí điểm, có thể nói, mô hình chính quyền đô thị theo tinh thần Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội đã mang đến cho bộ máy chính quyền của Thủ đô nhiều đổi thay đáng mừng, cấp chính quyền cơ sở đã tinh gọn hơn, năng động hơn, với phong cách phục vụ đem lại hài lòng cho người dân, doanh nghiệp nhiều hơn.

Nhanh gọn và hài lòng

Có lẽ, nhiều người dân không quá quan tâm đến mô hình tổ chức chính quyền, mà điều quan trọng là khi họ có việc cần đến chính quyền, thì yêu cầu, mong muốn của họ được giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng. Vì vậy, điểm mới được người dân nhận ra và đánh giá cao từ khi thành phố Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị là việc thí điểm Chủ tịch UBND phường ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trực tiếp ký hồ sơ chứng thực bản sao.

Anh Nguyễn Quốc Hoàn (trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) bộc bạch, gần 2 năm nay, anh thấy có sự tiến bộ rất lớn khi đi làm thủ tục hành chính tại UBND phường. “Việc giải quyết thủ tục chứng thực khác hẳn trước đây, nộp hồ sơ xong rồi đợi lấy kết quả luôn, không còn cảnh phải hôm nay đến nộp hồ sơ, ngày mai đến lấy kết quả như trước nữa.

Khi làm các thủ tục như đăng ký khai sinh, kết hôn... thì những người già, người không am hiểu về công nghệ còn được cán bộ ở Bộ phận một cửa hướng dẫn, kê khai hộ trên phần mềm trực tuyến rất tận tình. Đây là sự thay đổi rất lớn, tôi mong rằng, sẽ có thêm nhiều thủ tục được giải quyết nhanh như thế”, anh Hoàn cho biết.

Hà Nội: Đổi mới từ thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại UBND phường Văn Miếu, quận Đống Đa.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn hơn không chỉ mang lại sự phấn khởi cho người dân vì tiết kiệm được thời gian, chi phí. Anh Bùi Quang Huy, công chức Tư pháp - Hộ tịch phường Đội Cấn, quận Ba Đình cho hay, người dân đến UBND phường được giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính ngay thì rất phấn khởi. “Người dân đến giao dịch vui vẻ cũng khiến cán bộ, công chức như tôi cũng thấy vui hơn, cảm thấy công việc của mình hiệu quả, cống hiến hơn”, anh Huy nói.

Thực tiễn cho thấy, việc Chủ tịch UBND phường ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trực tiếp ký chứng thực đã thực sự tạo nên cải cách lớn trong giải quyết thủ tục chứng thực bản sao - thủ tục chiếm số lượng nhiều nhất trong số các thủ tục hành chính được giải quyết ở cấp phường.

Từ hiệu quả của việc ủy quyền ký chứng thực cũng đã “tạo đà” cho nhiều mô hình cải cách giải quyết thủ tục hành chính ở cơ sở. Hàng loạt mô hình hỗ trợ công dân, tổ chức giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính như “Ngày thứ 5 không hẹn”, “Ngày thứ 6 xanh”, “Các thủ tục hành chính không chờ”... được các phường, quận triển khai, được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.

Ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cũng nhìn nhận, việc Chủ tịch UBND phường ủy quyền ký chứng thực cho công chức Tư pháp - Hộ tịch là một đột phá trong cải cách hành chính, được giải quyết hồ sơ ngay nên người dân rất phấn khởi.

Từ thực tiễn quản lý, ông Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội chia sẻ, Sở Tư pháp Hà Nội sẽ đề nghị mở rộng quy định về ủy quyền ký chứng thực từ UBND các phường đến UBND các xã, thị trấn để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ việc ủy quyền, giúp lãnh đạo UBND các xã, thị trấn có thêm thời gian giải quyết các công việc khác của địa phương.

Ông Nguyễn Chí Đoàn cũng nhấn mạnh về đề xuất ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trực tiếp ký chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký của thành phố Hà Nội. Theo ông Đoàn, xuất phát từ thực tiễn, thành phố Hà Nội đã tham mưu Bộ Nội vụ trình Chính phủ đưa vào Nghị định 32/2021/NĐ-CP nội dung này. Thành phố cũng đưa ra những tiêu chuẩn rất kỹ càng đối với công chức Tư pháp được ủy quyền để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ. Qua gần 2 năm áp dụng, đề xuất này của Hà Nội đã tạo được điểm nhấn trong cải cách giải quyết thủ tục hành chính và được đánh giá rất cao.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Đoàn kiểm tra công vụ thành phố Hà Nội đã thực hiện 25 cuộc kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại nhiều phường, quận, kết quả cho thấy việc giải quyết thủ tục chứng thực ở UBND phường đều rất nhanh chóng, không có tình trạng chậm muộn.

Hà Nội: Đổi mới từ thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14
Hà Nội: Đổi mới từ thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14
Bà Ngô Thị Minh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Đội Cấn đối thoại với nhân dân.

Đảm bảo tốt quyền dân chủ của người dân

Một trong những thay đổi quan trọng khi thí điểm chính quyền đô thị là thành phố Hà Nội không tổ chức HĐND phường. Điều này cũng từng đặt ra băn khoăn, vậy quyền dân chủ của người dân và công tác giám sát hoạt động của UBND phường sẽ được thực hiện như thế nào?

Tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, trong gần 2 năm qua, ngoài các buổi tiếp công dân định kỳ, tiếp xúc cử tri của HĐND quận, UBND phường đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND phường với bhân dân và được người dân ghi nhận đây là sự đổi mới tích cực. “Nhìn chung, người dân phấn khởi vì được kiến nghị trực tiếp, nghe giải đáp trực tiếp với Chủ tịch UBND phường hơn”, bà Ngô Thị Minh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Đội Cấn, quận Ba Đình cho biết.

Với gần 30 năm tham gia công tác tại UBND phường, Đỗ Thị Thảo, Bí thư Chi bộ 3 phường Đội Cấn, quận Ba Đình cho rằng, việc không tổ chức HĐND phường là hợp lý. “Việc Bí thư và Chủ tịch UBND phường tiếp xúc trực tiếp, đối thoại, trả lời luôn các kiến nghị của người dân rất tốt, người dân không phải thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri, tổng hợp thành biên bản, rồi mới chuyển đến lãnh đạo phường, đợi chờ mới được biết kết quả giải đáp kiến nghị của mình”, bà Thảo nói.

Hà Nội: Đổi mới từ thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14
Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm Lê Khánh Giang cho rằng, việc thực hiện quyền làm chủ và giám sát của nhân dân được đảm bảo dù không tổ chức HĐND phường.

Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng - bà Lê Khánh Giang cho rằng, việc thực hiện quyền làm chủ và giám sát của nhân dân khi không tổ chức HĐND phường được thực hiện thông qua hoạt động giám sát của HĐND quận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường hoặc cơ quan nhà nước khác, như thông qua kiểm tra, giám sát của Đảng, xét xử của tòa án đối với vụ án hành chính; giám sát trực tiếp của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, thông qua báo chí, các kênh thông tin, truyền thông, mạng xã hội… Vì vậy, tiếng nói của người dân vẫn được HĐND các cấp cũng như cơ quan nhà nước lắng nghe, xem xét, giải quyết.

Theo báo cáo của HĐND các quận và thị xã Sơn Tây, qua gần 2 năm thực hiện việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị, không tổ chức HĐND tại phường, HĐND quận, thị xã đã đảm bảo được việc giám sát các hoạt động của cả UBND quận, thị xã và UBND các phường trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giám sát đối với hoạt động của UBND phường, tăng cường công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân để lắng nghe ý kiến, phản ánh kiến nghị của cử tri và nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt quyền đại diện cho cử tri trên địa bàn đơn vị.

Hà Nội: Đổi mới từ thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14
Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm đối thoại với nhân dân.

Đánh giá chung về công tác này, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Nguyễn Chí Đoàn cho biết, UBND các phường đã nghiêm túc thực hiện việc đối thoại với nhân dân, thay cho hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND phường. Qua việc người đứng đầu đối thoại trực tiếp với nhân dân, đã nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng được đảm bảo tốt; số lượng đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, sau 1 năm thực hiện thí điểm, đã giảm 34% so với thời điểm trước đó.

“Quyền dân chủ, giám sát của Nhân dân được đảm bảo bằng tăng cường hơn các hình thức giám sát trực tiếp của của Nhân dân, hoặc giám sát gián tiếp thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, qua các hội nghị đối thoại, lấy ý kiến”, ông Đoàn cho biết.

Thành phố Hà Nội đã giao 2.625 biên chế công chức phường (với mức giao bình quân cho 15 biên chế công chức/phường) làm cơ sở cho các quận, thị xã bố trí, phân bổ biên chế cho UBND phường trực thuộc. Khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, cấp phường giảm 125 biên chế so với trước đó.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động

“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động

(LĐTĐ) “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến diễn ra tại địa chỉ https://chotet.congdoan.vn/, bắt đầu hoạt động từ 0 giờ ngày 20/12/2024 đến 24 giờ ngày 20/1/2025 (từ ngày 20/11 - 21/12 năm Giáp Thìn 2024).
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở

Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập 11 Công đoàn cơ sở (CĐCS) và kết nạp 1.052 đoàn viên công đoàn.
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động

Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn ngành Y tế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm vừa qua, Công đoàn ngành đã tích cực triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam giao, mọi chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (19/12), huyện Thanh Trì long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sáng nay (19/12), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến Bệnh viện E để thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ phóng hỏa xảy ra tối 18/12 tại nhà số 258 đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm.
Tăng cường hợp tác, kết nối doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội

Tăng cường hợp tác, kết nối doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 18/12, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong các khu công nghiệp (KCN) Hà Nội năm 2024.
EVNHANOI gắn biển công trình trạm biến áp 110kv Ngọc Thụy và nhánh rẽ

EVNHANOI gắn biển công trình trạm biến áp 110kv Ngọc Thụy và nhánh rẽ

(LĐTĐ) Sáng ngày 18/12, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Lễ gắn biển công trình “Xây dựng mới trạm 110kV Ngọc Thuỵ và nhánh rẽ”, đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.
Hà Nội: Mở đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô

Hà Nội: Mở đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị, trong quý 1 và quý 2 năm 2025, các đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền về dấu mốc Luật có hiệu lực, và những lợi ích, tác động tích cực của Luật Thủ đô mang lại cho người dân.
Vững tin tiến bước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Vững tin tiến bước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

(LĐTĐ) Dư luận đánh giá cao Thành ủy Hà Nội đã chủ động, đi đầu cả nước trong việc sớm triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, tự tin, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động