Kinh tế toàn cầu đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt
Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid Gửi thông điệp đến các thành viên trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu |
Điều này có thể sẽ cản trở khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm sâu từ 5,5% năm 2021 xuống 4,1% năm 2022 và 3,2% vào năm 2023 khi các nhu cầu trước đây bị dồn nén giảm đi và các chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ sẽ thu hẹp lại trên toàn thế giới.
Gia tăng nguy cơ “hạ cánh cứng” ở các nền kinh tế đang phát triển
Theo WB, tốc độ lây lan nhanh của biến thể Omicron cho thấy đại dịch có khả năng sẽ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng giảm tốc đáng kể, ảnh hưởng đến cầu bên ngoài của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Đến thời điểm chính phủ các nước đang phát triển không còn dư địa chính sách để hỗ trợ kinh tế nếu cần, thì các làn sóng dịch COVID-19 mới, những điểm nghẽn cố hữu trong chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát, và tình trạng bất ổn về tài chính leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới có thể làm gia tăng nguy cơ “hạ cánh cứng”.
“Nền kinh tế thế giới đang cùng lúc phải đối phó với đại dịch COVID-19, lạm phát và sự bất định của chính sách, trong khi chi tiêu công và chính sách tiền tệ đang trong bối cảnh chưa có tiền lệ. Bất bình đẳng gia tăng và những thách thức về vấn đề an ninh sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Để hỗ trợ các quốc gia tăng trưởng trong điều kiện thuận lợi cần quốc tế phải hành động đồng bộ và có các biện pháp ứng phó chính sách quốc gia toàn diện,” Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass phát biểu.
Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ đi kèm với gia tăng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế tiên tiến dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022 và 2,3% vào năm 2023, nếu điều tiết phù hợp tốc độ này sẽ đủ để khôi phục sản lượng và đầu tư ở các nền kinh tế này về mức trước đại dịch. Tuy nhiên, ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 6,3% năm 2021 xuống 4,6% năm 2022 và 4,4% năm 2023.
Ảnh minh họa |
Đến năm 2023, dự báo tất cả các nền kinh tế tiên tiến có thể khôi phục sản xuất hoàn toàn; tuy nhiên sản xuất ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ vẫn thấp hơn 4% so với mức trước đại dịch. Đối với nhiều nền kinh tế dễ bị tổn thương, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn: sản lượng của các nền kinh tế dễ tổn thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột sẽ thấp hơn 7,5% so với xu thế trước đại dịch và sản lượng của các quốc đảo nhỏ sẽ thấp hơn 8,5%.
Trong khi đó, tình trạng lạm phát gia tăng, kéo theo ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người lao động thu nhập thấp, lại đang gây cản trở đối với chính sách tiền tệ. Tỉ lệ lạm phát thế giới và tỉ lệ lạm phát ở các nước phát triển đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, lạm phát cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Do đó nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang thu lại chính sách hỗ trợ để kiềm chế áp lực lạm phát, trong khi nền kinh tế còn rất lâu mới có thể phục hồi.
Ba trở ngại đang đe dọa khả năng phục hồi
Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất đưa ra các phân tích theo lĩnh vực, cung cấp những nhận định mới về ba trở ngại đang đe dọa khả năng phục hồi bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển.
Trong lĩnh vực nợ - lĩnh vực đầu tiên, báo cáo đã so sánh sáng kiến quốc tế mới nhất nhằm giải quyết nợ không bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển - Khuôn khổ Chung G20 - với các sáng kiến phối hợp trước đó để hỗ trợ xóa nợ.
Lĩnh vực phân tích thứ hai của báo cáo nghiên cứu về tác động của chu kỳ kinh tế bong bóng – vỡ đối với giá cả hàng hóa ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, là các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa.
Báo cáo cho thấy những chu kỳ này biến động mạnh trong hai năm qua, cụ thể giá hàng hóa giảm sâu khi đại dịch COVID-19 bùng phát và sau đó tăng vọt, thậm chí có lúc lên mức cao nhất lịch sử trong năm 2021. Diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu và các yếu tố về nguồn cung hàng có thể sẽ khiến chu kỳ kinh tế bong bóng – vỡ này tiếp diễn trên thị trường hàng hóa. Đối với nhiều mặt hàng, những chu kỳ này cũng được khuếch đại bởi các tác động của biến đổi khí hậu và việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.
Nội dung phân tích thứ ba của báo cáo đi sâu vào tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình trạng bất bình đẳng toàn cầu. Báo cáo chỉ ra đại dịch đã làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập toàn cầu, lấy đi một phần thành quả đã đạt được trong hai thập kỷ trước đó. Đại dịch cũng làm gia tăng sự bất bình đẳng trong nhiều nội dung khác, như nguồn cung vắc-xin, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, khả năng tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tình trạng mất việc làm và mất thu nhập, trong đó những đổi tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ, lao động có trình độ thấp và lao động phi chính thức. Xu hướng này có khả năng để lại những hệ quả lâu dài: cụ thể, tổn thất về vốn con người do sự gián đoạn trong giáo dục có thể để lại ảnh hưởng qua nhiều thế hệ.
Theo Minh Ngọc/vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55