Thực hiện Chương trình 03-CTr/TU:

Kinh tế Hà Nội tiếp tục có nhiều khởi sắc sau 5 năm

(LĐTĐ) Sau 5 năm (từ 2016 – 2020), Hà Nội thu hút được 25,5 tỷ USD vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài); lũy kế 6.278 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷ USD... Đó là những thông tin nổi bật được Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020” của Thành ủy Hà Nội đưa ra.
Hà Nội không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Hà Nội vào nhóm có chất lượng điều hành tốt Kinh tế Hà Nội bứt phá những tháng cuối năm

Nhiều chỉ tiêu hoàn thành trước kế hoạch đề ra

Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020” (Chương trình 03) có thể coi là bộ giải pháp nhằm thay đổi về chất cho nền kinh tế Thủ đô. Dẫu biết rằng, để thay đổi về chất của nền kinh tế đòi hỏi một quá trình lâu dài. Nhưng sau 5 năm đi vào cuộc sống (2016-2020), Chương trình 03 đã cho thấy tính hiệu quả rất cao.

Trên tinh thần chủ động, sâu sát và quyết liệt, Ban Chỉ đạo Chương trình 03 đã tích cực phát huy vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố; đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Tổ chức xúc tiến đầu tư, giới thiệu danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tại các Hội nghị “Hà Nội – hợp tác đầu tư và phát triển” thường niên từ năm 2016. Có thể nói, việc ban hành Chương trình 03, Thành ủy đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, 12 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đã hoàn thành. Qua đó, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về chất của nền kinh tế thủ đô.

kinh-te-tu-nhan-lon-manh-dang-la-dau-tau-keo-nen-kinh-te-di-nhanh-hon
Kinh tế Hà Nội tiếp tục có nhiều khởi sắc sau 5 năm

Cụ thể sau 5 năm, 12 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội dự kiến kết quả thực có một chỉ tiêu chính và một chỉ tiêu thành phần đã đạt mục tiêu đề ra trong năm 2018 (sớm 2 năm so với kế hoạch) đó là: Số lượng khách du lịch hàng năm (Kế hoạch năm 2020 đạt 18 triệu lượt, trong đó 4,1-4,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2018 đã đạt 26,3 triệu lượt khách, trong đó 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2019 đạt 28,94 triệu lượt, trong đó 7,03 triệu lượt khách quốc tế) và chỉ tiêu thành phần “Xếp hạng chỉ số PCI – Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh” (Kế hoạch năm 2020 đạt tốp 10/63; năm 2019 đạt 9/63).

Hai chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội (Kế hoạch năm 2020 là 20%; thực hiện đạt khoảng 12,8%) và năng suất lao động xã hội tăng bình quân (Kế hoạch tăng bình quân 5,44%-5,87%/năm; thực hiện đạt 6,15%/năm). Bên cạnh đó, có 8 chỉ tiêu dự kiến hoàn thành kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, trong 12 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Chương trình 03, thì có một chỉ tiêu thành phần dự kiến không đạt là chỉ tiêu thành phần về "Xếp hạng chỉ số PAPI – Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh". Theo Kế hoạch đề ra, giai đoạn 2016-2020 Thủ đô sẽ phấn đấu nằm trong tốp 10/63 tỉnh, thành phố; tuy nhiên, năm 2019 Hà Nội chỉ đạt 41,53 điểm, xếp thứ 59/63 tỉnh, thành phố.

Môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện

Có thể thấy, Chương trình 03 được xây dựng trong bối cảnh kinh tế thủ đô tăng trưởng nhanh, kinh tế trong nước đang phát triển lạc quan và dự báo kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục mạnh. Thực tế những năm qua, bối cảnh kinh tế diễn biến hết sức phức tạp, khiến cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình gặp nhiều khó khăn mà điển hình là việc không thoàn thành chỉ tiêu “Xếp hạng chỉ số PAPI”. Mặc dù vậy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, kinh tế Thủ đô tiếp tục có bước phát triển vững chắc.

Trong đó, cải cách hành chính được xem là nhiệm vụ trọng tâm, được tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện tại các cơ quan, đơn vị, tạo được chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm…phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô. Với việc hiện đại hóa nền hành chính, trong 5 năm qua, Hà Nội đã vươn lên xếp thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng Công nghệ thông tin - truyền thông; 100% sở ban ngành, quận huyện, xã phường được kết nối mạng WAN; tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đã đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 98%; tỷ lệ dịch vụ công thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4 đạt gần 100%.

thuong-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi-giup-doanh-nghiep-thich-nghi-voi-trang-thai-binh-thuong-moi-1
Môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện

Cùng với đó, để thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Hà Nội đã thành lập được Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Thường xuyên tổ chức định kỳ các hội nghị chuyên đề đối thoại với doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tổ chức xúc tiến đầu tư, giới thiệu danh mục các dự án thu hút đầu tư… Nhờ đó, 5 năm qua, Hà Nội đã thu hút được 25,5 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 4,08 lần giai đoạn 2011 - 2015; đứng đầu cả nước trong 2 năm liên tiếp 2018 và 2019; lũy kế số dự án FDI còn hiệu lực là 6.278 dự án, với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân đạt trên 28,5 tỷ USD. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét.

Với mục tiêu “đến năm 2020, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước”, kết quả, năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm 2018); xếp ở vị trí 9/63, tăng 15 bậc so với năm 2015. Đặc biệt, năm 2019 là năm đầu tiên Chỉ số PCI của Hà Nội có tới 9/10 chỉ số thành phần tăng hạng và giữ nguyên mức xếp hạng (trong đó có 8/10 chỉ số thành phần tăng hạng và 1 chỉ số thành phần giữ nguyên mức xếp hạng). Có 4/10 chỉ số thành phần tăng trên 10 bậc (từ 12 bậc đến 19 bậc).

Liên quan đến lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, liên tục trong những năm qua, Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “kỷ cương – trách nhiệm – tận tình – thân thiện”… Kết quả, tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng đạt 100%; kê khai thuế điện tử 98,2%; hải quan điện tử 100%; bảo hiểm xã hội 98,3% đối với các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên; thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 14 ngày…

Cũng trong 5 năm qua, kinh tế Thủ đô tiếp tục có sự tăng trưởng khá, qua đó đóng góp tích cực trong tăng trưởng kinh tế cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, cách tính mới): bình quân 4 năm 2016-2019 tăng 7,36%, cao hơn trung bình giai đoạn 2011-2015 (6,93%) và cùng kỳ cả nước (6,72%); quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng; GRDP bình quân đầu người 119,65 triệu đồng, tương đương 5.160 USD. Tính chung 5 năm (2016-2020), GRDP ước tăng 7,39% (đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI theo quy đổi cách tính mới là 7,3-7,8%); GRDP/người đạt 127,6 triệu đồng, tương đương 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Đặc biệt, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có đóng góp lớn nhất trong GRDP (từ 37,50% năm 2015 lên 39,2% năm 2019).

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng chú trọng khuyến khích ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ: Đã đưa vào vận hành Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội; tiếp nhận 28 hồ sơ dự án/ý tưởng, trong đó 14 dự án được tiếp nhận vào giai đoạn ươm tạo chính thức. Cùng với đó, tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng có xu hướng tiếp tục tăng, trong khi đó giảm dần trong nông nghiệp... đưa Hà Nội thực sự trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã ứng trực 100% quân số tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực giao thông trên tuyến, địa bàn trọng điểm.
Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động