Kinh doanh lành mạnh trên không gian số
Khám phá không gian sống yêu thích của người nổi tiếng Panasonic Việt Nam giới thiệu giải pháp chất lượng không khí trong nhà toàn diện Hanoi Melody Residences - Không gian sống đủ đầy cho con trẻ |
Chuyển sang giai đoạn phục hồi hậu Covid-19 nhưng thương mại điện tử vẫn là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối hàng hoá, dịch vụ quan trọng. Theo Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Sự phát triển “nóng” của thương mại điện tử kéo theo nhiều vấn đề phát sinh như trục lợi để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh. Thương mại điện tử còn là lĩnh vực còn nhiều tồn tại trong các quan hệ giữa người bán, người mua, nhà cung cấp sản phẩm, người vận chuyển,...
Tại Hội thảo Xây dựng bộ quy tắc kinh doanh có trách nhiệm trong thương mại điện tử, bà Lê Thị Thu Hằng, đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị này đã phối hợp với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng xử lý nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm như người tiêu dùng mua phải sản phẩm không đúng với quảng cáo; mua hàng nhưng không nhận được sản phẩm, không được cung cấp dịch vụ…
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, dự thảo “Bộ Quy tắc hướng dẫn thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong thương mại điện tử tại Việt Nam” (Bộ Quy tắc) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc phối hợp với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng xây dựng là Bộ Quy tắc đầu tiên quy định hầu hết các vấn đề người bán cần tiếp cận và nên thực hiện trong không gian mạng. Điều này góp phần tăng tính lành mạnh trong trao đổi, mua bán trên mạng, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là lĩnh vực còn nhiều tồn tại trong các quan hệ giữa người bán, người mua, nhà cung cấp sản phẩm, người vận chuyển (Ảnh minh họa: BT) |
Tham khảo và đối chiếu Bộ Quy tắc hướng dẫn kinh doanh trực tuyến của ASEAN, theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Quy tắc của Việt Nam đã tiếp cận và đưa vào nhiều nội dung thiết thực để đảm bảo quyền lợi cho người mua, hướng dẫn người bán thực hành kinh doanh liêm chính, lành mạnh, từng bước xây dựng văn hoá trên môi trường mạng. Mua hàng trên mạng khác hẳn mua hàng truyền thống mà ở đó người mua đặt nhiều niềm tin vào người bán, khi nhận hàng người mua mới được cầm nắm sản phẩm thực tế. Ngược lại, mua hàng vật lý, trước khi quyết định bỏ tiền mua sắm, chúng ta đã được xem xét, tìm hiểu.
Từ thực tế trên, Bộ Quy tắc đề cập và hướng dẫn người bán không nên tư vấn thái quá, không được tạo ra những nhận xét, đánh giá (review) ảo. Tuy nhiên, theo đề xuất của bà Lê Thị Thu Hằng, cần bổ sung thêm nội dung: người bán không nên xóa những đánh giá, bình luận, trải nghiệm không ưng ý về chất lượng, hình thức hàng hoá, sản phẩm để người mua hàng sau này tiếp cận tốt hơn với sản phẩm; không nên tạo review ảo đánh giá về những sản phẩm, đối tượng cạnh tranh gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, cần có hướng dẫn bổ sung về khoản tiền ship hàng để tránh những va chạm, đôi co đáng tiếc từ những khoản phí không lớn.
Đứng về góc độ người tiêu dùng, Bộ Quy tắc đã đưa ra những nội dung mà người bán nên làm và có thể làm cho người tiêu dùng như công bố chính sách bảo hành, hoàn trả sản phẩm, cung cấp thông tin trung thực và chính xác. Người tiêu dùng mua hàng mong muốn nhận được sản phẩm chuẩn, đúng với thông tin đã công bố trên mạng. Do vậy, cung cấp thông tin trên môi trường mạng, sử dụng những hình ảnh thật nhất, gần nhất với sản phẩm là vô cùng quan trọng.
Nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, năm 2022, Cục Kinh tế số và thương mại điện tử đã rà soát và yêu cầu các công ty, tổ chức hoạt động thương mại điện tử gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, chủ trì thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại điện tử đối với 8 đơn vị theo kế hoạch năm 2022 và đã xử phạt vi phạm hành chính 222 triệu đồng. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58