Kiến nghị xử lý trách nhiệm với Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh chậm thi hành án hành chính

Trường hợp cần thiết, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm trách nhiệm đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
Án hành chính tồn đọng chưa thi hành xong có xu hướng ngày càng tăng Đề xuất các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp để thi hành án hiệu quả Cơ quan hành chính phường nên được tổ chức theo thiết chế Ủy ban Hành chính

Tại hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đã báo cáo chuyên đề về những chuyển biến trong thi hành án hành chính (THAHC) sau giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Nhiều vi phạm nghĩa vụ thi hành án hành chính

Báo cáo cho biết, trong 3 năm (từ ngày 01/10/2014 đến ngày 30/9/2017), còn một số lượng lớn bản án, quyết định nhiều năm chưa được thi hành xong, khiến dư dư luận xã hội đặt ra nhiều vấn đề trong việc gương mẫu chấp hành bản án, quyết định của cơ quan nhà nước.

Điều này gây bức xúc cho người được thi hành án, dẫn đến tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện phức tạp, thậm chí có bản án có hiệu lực từ năm 2011 đến nay nhưng vẫn chưa được thi hành. Một số trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và UBND không tự nguyện thi hành án, khiến người dân phải có đơn đề nghị và Tòa án đã phải ra Quyết định buộc thi hành nhưng vẫn không chấp hành...

Đáng quan tâm, mặc dù có nhiều bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật chậm thi hành, nhưng chưa có trường hợp nào Chủ tịch UBND, UBND bị xử lý trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ THAHC...

Kiến nghị xử lý trách nhiệm với Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh chậm thi hành án hành chính
Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Tư pháp.

Sau khi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiến hành giám sát và đưa ra các kiến nghị, công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật tố tụng hành chính và THAHC.

Ví dụ, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND, UBND các cấp của Thành phố đã quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết vụ án và thi hành bản án, quyết định hành chính. Từ năm 2019, Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội đã ký Quy chế phối hợp công tác với Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, quy định đầy đủ, cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan trong phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo việc giải quyết các vụ án hành chính.

Tại Đà Nẵng, lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo, chấn chỉnh UBND các cấp, các sở, ngành hữu quan tăng cường rà soát, tổ chức chấp hành nghiêm túc, dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, tổ chức thi hành ngay các bản án không có khó khăn, vướng mắc...

Tăng cường vai trò giám sát

Nhờ việc thực hiện quyết liệt các giải pháp khắc phục hạn chế của Chính phủ, bộ, ngành, UBND các cấp được chỉ ra thông qua giám sát, từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/9/2021, kết quả THAHC đã tăng rõ rệt, năm sau tăng cao hơn năm trước.

Kiến nghị xử lý trách nhiệm với Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh chậm thi hành án hành chính
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái phát biểu tại hội nghị.

Cụ thể, đã thi hành xong 1.116 bản án, quyết định, trong đó có 894 bản án người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành. Số bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có UBND, Chủ tịch UBND là người phải thi hành án thi hành xong tăng cao so với giai đoạn 2015 - 2017 và năm sau luôn cao hơn năm trước...

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác THAHC vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể như việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong THAHC theo quy định của pháp luật phải chứng minh được lỗi cố ý không chấp hành án, trong khi các vụ việc chưa thi hành hầu hết còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định, dẫn đến việc chưa có trường hợp nào Chủ tịch UBND bị xử lý trách nhiệm trong THAHC.

Một số Chủ tịch UBND các cấp chưa đề cao trách nhiệm trong việc chấp hành bản án hành chính, không giải quyết hoặc không thông báo kết quả giải quyết đối với kiến nghị về thi hành án của các cơ quan có thẩm quyền...

Bộ Tư pháp cũng đưa ra hàng loạt nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác THAHC. Một trong những giải pháp quan trọng trong thời gian tới là cần tiếp tục tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp cùng hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Bộ Tư pháp cũng đề xuất tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với UBND các cấp trong công tác THAHC, xác định rõ trách nhiệm của Bí thư cấp ủy và Bí thư Ban Cán sự Đảng - Chủ tịch UBND trong công tác này, coi kết quả THAHC là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ, công chức; xác định trách nhiệm nêu gương của Chủ tịch UBND trong việc chấp hành các bản án, quyết định của Tòa án...

Đáng chú ý, Bộ Tư pháp cho rằng cần tăng cường tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và THAHC ở các địa phương có số lượng bản án hành chính phải thi hành lớn; hoặc tổ chức làm việc trực tiếp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để rà soát, xác định nguyên nhân tồn đọng của từng bản án, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể đối với từng bản án.

“Trường hợp cần thiết, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm trách nhiệm đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án”, Báo cáo nêu.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".
Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12

Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12

Thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trong năm học 2024 - 2025 phải đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tại trường nơi học lớp 12.
Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho nữ đoàn viên

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho nữ đoàn viên

Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.

Tin khác

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền, thẩm quyền của cấp huyện sau khi bỏ đi thì cái gì lên trên tỉnh, cái gì xuống cấp xã. Cần phân cấp cụ thể những nội dung từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các bộ chuyên ngành cho cấp tỉnh.
Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng qua tài khoản cá nhân. Dự kiến, sẽ có 595.085 người được chi trả, với số tiền hơn 4.025 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia là quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

“An cư, lạc nghiệp” là mong mỏi của hầu hết mọi người, và với công nhân lao động, đó cũng là một trong những mong mỏi lớn nhất. Những cuộc gặp gỡ, khảo sát, giao lưu, trò chuyện... cùng công nhân lao động cho thấy, nhu cầu được thuê, mua nhà ở xã hội thật sự rất bức thiết và khó khăn, nhất là trên địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động