Không tiêm trộn vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Bộ Y tế, 2 loại vắc xin được sử dụng cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vắc xin phòng Covid-19 của Moderna và Pfizer. Với nhóm trẻ này, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi cùng loại vắc xin, không tiêm trộn. Như vậy sẽ có gần 12 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên 63 tỉnh, thành phố sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian tới. Và đây cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế trong năm 2022.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em: Đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu

Đảm bảo tiêm chủng an toàn

Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đến ngày 1/4, cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 99%, và tỷ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ mũi 1 là 99% và mũi 2 là 94%. Hiện, Bộ Y tế và các địa phương cũng chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi trong đầu tháng 4/2022.Để cả nước thực sự chuyển sang trạng thái bình thường mới, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong nước cho rằng, việc hoàn thành tiêm chủng cho gần 12 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi giống như "mảnh ghép" cuối cùng rất quan trọng.

Không tiêm trộn vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em
Tiêm vắc xin là cách phòng dịch bệnh Covid-19 đơn giản và hiệu quả.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việc tiêm chủng cho nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi là việc quan trọng, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan làm việc rất thận trọng, từng bước, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo chương trình tiêm của các nước, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ... để bảo đảm khi tiêm chủng phải an toàn.

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, khi trở lại trường học, việc lây nhiễm Covid-19 của trẻ đã tăng lên do biến chủng Omicron. Mặc dù trẻ ở lứa tuổi này mắc Covid-19 phần lớn đều có mức độ bệnh nhẹ, nhưng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, phụ huynh phải nghỉ chăm sóc, các cháu liên quan cũng phải nghỉ để cách ly, tiếp tục học trực tuyến… tạo gánh nặng lên xã hội. Ngoài ra, các số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, các biến chứng khi mắc Covid-19 ở nhóm này có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ, dù không nhiều nhưng cũng đáng lo ngại. Đáng lo ngại là biến chứng viêm cơ tim, Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Đây là biến chứng mà hệ thống khám chữa bệnh tại một số bệnh viện đã ghi nhận...

Do đó, thời gian qua Bộ Y tế đã họp Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin về việc tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tham vấn các ý kiến của WHO về tiêm chủng cho trẻ trong lứa tuổi này. Đồng thời, Bộ Y tế cũng phối hợp với các đơn vị liên quan để khảo sát mức độ đồng thuận của phụ huynh. Đến nay, phần lớn phụ huynh đồng thuận việc tiêm vắc xin cho trẻ.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ ở độ tuổi này; đề nghị địa phương, đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai tại địa phương và hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, tích cực chuẩn bị để sớm triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, sẵn sàng nhân lực và cơ sở vật chất, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể đưa vắc xin vào sử dụng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin...

"Bộ Y tế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để bảo vệ sức khỏe trẻ em và giúp trẻ em được đi học, vui chơi, cha mẹ yên tâm làm việc trong điều kiện nước ta mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Tiêm phòng hạ dần độ tuổi

Liên quan tới vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ đầu tháng 4/2022, ngay sau khi vắc xin phòng Covid-19 được cung ứng, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ triển khai tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Theo đó, có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ em ở nhóm tuổi này là Pfizer và Moderna. Riêng vắc xin Moderna chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi. Không giống như người từ 18 tuổi trở lên, với trẻ em 5 - dưới 12 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin (mũi 1 cách mũi 2 là 4 tuần), không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết theo khuyến cáo của các chuyên gia hiện nay, trẻ mắc Covid-19 sau 3 tháng có thể tiêm vắc xin Covid-19, liên quan đến thời gian kháng thể tồn lưu và thời gian trẻ hồi phục sức khỏe. "Tuy nhiên, trên thực tế có những trẻ sau mắc Covid-19 hồi phục rất nhanh, các dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh lây nhiễm cao, trì hoãn tiêm cho trẻ có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.Chúng ta có thể giao cho cơ sở tiêm chủng quyết định tiêm cho trẻ tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, xem xét từng cá thể, cân nhắc lợi ích - nguy cơ có thể tiêm sớm hơn ngay sau khi trẻ khỏi bệnh. Với những trẻ có hội chứng viêm đa cơ quan, trẻ hoàn toàn phục hồi mới tiêm vắc xin cho trẻ", bác sĩ Ngãi cho hay.

Bộ Y tế yêu cầu chiến dịch tiêm chủng diễn ra tại trường học và các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động. Triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi (tức là nhóm trẻ học lớp 6), sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc xin được cung ứng.

“Theo kinh nghiệm học hỏi từ thế giới và các đồng nghiệp, những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm ở trẻ 5-11 tuổi ít hơn so với trẻ từ 12 tuổi trở lên. Các phản ứng nặng càng ít gặp hơn nhưng các địa phương không được chủ quan. Ba ngày đầu sau khi tiêm, trẻ nhỏ cần có người hỗ trợ 24/24 giờ, tránh vận động mạnh”, Phó Giáo sư Dương Thị Hồng cho biết.

Cũng theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm ở trẻ cũng như trong cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh như hiện nay. Vì vậy, phụ huynh nên cho con mình tiêm chủng để tạo miễn dịch. Mặc dù thời gian qua, số trẻ mắc tăng, số ca nặng không nhiều nhưng điều đó có nghĩa là không có ca nặng. Tại các bệnh viện trên cả nước, đã có nhiều trẻ mắc Covid-19 rất nặng dù trẻ có cơ địa bình thường.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Đinh Thế Tiến (Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đa khoa Đức Giang) cho biết: Hiện nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ mắc Covid-19 thường bị nhẹ, di chứng không nặng nề, nên họ còn ngần ngại tiêm vắc xin cho trẻ. Tuy nhiên quan điểm cá nhân bác sĩ luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ.

Theo bác sĩ Tiến lý giải, độ an toàn của vắc xin là không thể bàn cãi với rất nhiều nghiên cứu. Và WHO cũng khuyến cáo tiêm vắc xin, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ đã có những kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em trên 5 tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc bệnh Covid-19 nặng không cao, tuy nhiên, những biến thể Omicron, hoặc dịch Covid-19 lan rộng thì có thể có rất nhiều trẻ em sẽ mắc. Tỷ lệ không cao, nhưng không có nghĩa là tránh tuyệt đối được các ca nặng.

“Khi có 100 trẻ nhiễm, tỷ lệ chỉ có 1 ca nặng sẽ không thành vấn đề. Nhưng nếu không tiêm vắc xin thì hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trẻ mắc bệnh. Và không ai có thể đảm bảo rằng những trường hợp ca nặng đó không rơi vào con, em mình cả. Bởi vậy, với những mức độ an toàn và với những lợi ích cho cộng đồng tôi luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin cho trẻ em, đặc biệt là để khôi phục trạng thái bình thường mới”, bác sĩ Tiến cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động