Không thể để tội phạm nước ngoài lộng hành

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên tục triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm có tổ chức của người Trung Quốc tại Việt Nam. Từ ma túy, mại dâm… cho đến thao túng cả thị trường chứng khoán, những hành vi, thủ đoạn phạm tội của các băng nhóm tội phạm khiến dư luận xã hội không khỏi lo lắng.  
khong the de toi pham nuoc ngoai long hanh Tín dụng đen là hoạt động của tội phạm có tổ chức
khong the de toi pham nuoc ngoai long hanh Quyết liệt đấu tranh với tội phạm có tổ chức
khong the de toi pham nuoc ngoai long hanh Tội phạm có tổ chức vẫn diễn biến phức tạp

Đủ loại tội phạm hình sự

Một vụ án gây chấn động dư luận gần đây nhất do nhóm tội phạm người Trung Quốc thực hiện xảy ra vào ngày 16/9/ Công an Thành phố Đà Nẵng đã bắt giữ khẩn cấp nhóm 5 người Trung Quốc và 1 người Việt Nam để điều tra về hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

khong the de toi pham nuoc ngoai long hanh
Nhóm đối tượng bị Công an thành phố Đà Nẵng bắt giữ về hành vi thuê người đóng phim sex

Trước đó, ngày 13/9, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Đà Nẵng tiếp nhận đơn tố cáo việc từ tháng 3/2019, em N.H.K.D (sinh năm 2004, trú Đà Nẵng) bị nhóm người này dụ dỗ, bắt quan hệ tình dục và livestream (phát trực tiếp) trên mạng xã hội Trung Quốc. Hoạt động trên diễn ra tại số 31 đường Lê Minh Trung (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà).

Ngày 14/9, công an kiểm tra hành chính căn nhà 4 tầng tại số 31 đường Lê Minh Trung, phát hiện 5 người mang quốc tịch Trung Quốc và 1 người Việt Nam đang lưu trú. Công an bước đầu xác định, các đối tượng tổ chức quay trực tiếp các clip kích dục, quan hệ tình dục để tung lên mạng. Đồng thời đăng thông tin tuyển người làm việc lên các nhóm trên Facebook để tìm kiếm phụ nữ tham gia quay clip đồi trụy. Từ đầu mối này, các đối tượng hẹn gặp và thỏa thuận quay cảnh sexy.

Theo Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, thủ đoạn của các băng nhóm tội phạm người nước ngoài rất tinh vi. Các đối tượng vào Việt Nam một cách công khai, có hộ chiếu, nhưng khi vào rồi thì bắt đầu cấu kết, lợi dụng với các đối tượng tại chỗ để hình thành các băng nhóm, hoạt động rất khó phát hiện.

Một phần khác, do công tác quản lý chưa được chặt chẽ nên bị lợi dụng. Nếu không kịp thời phát hiện và đấu tranh nghiêm túc sẽ ảnh hưởng đến cả yếu tố quốc phòng, an ninh. Các cơ quan chức năng phải thắt chặt các thủ tục, quy trình, cần tăng cường giao ban, phối hợp trao đổi thông tin giữa các địa bàn để kịp thời nắm tình hình, không để địa bàn nào bị bỏ trống.

Bởi thông thường, địa phận giáp ranh ở các tỉnh bị bỏ trống, rất dễ bị tội phạm lợi dụng để hoạt động. Bên cạnh đó, công tác quản lý xuất, nhập cảnh phải siết chặt, đặc biệt là các cơ quan có chức trách ở cửa xuất - nhập cảnh, ở các bến cảng, cửa khẩu, sân bay phải tăng cường tuần tra, kiểm soát, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, bố trí lực lượng để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Cuối tháng 8, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã bàn giao 28 đối tượng cho Cục Công an thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Trước đó, tại một nhà nghỉ trên địa bàn Thành phố Móng Cái, lực lượng chức năng đã phát hiện 28 người Trung Quốc đang có hành vi “chơi” chứng khoán trái phép trên mạng Internet.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 516 chiếc điện thoại di động các loại; 21 bộ máy tính còn hoạt động, chứa dữ liệu chữ Trung Quốc; 1 thiết bị quẹt thẻ để thanh toán qua mạng. Các đối tượng khai sử dụng số thiết bị này để lôi kéo người Trung Quốc tham gia chơi chứng khoán tại các sàn giao dịch giả nhằm chiếm đoạt tài sản. Nhằm tránh sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, các đối tượng đã sang thành phố Móng Cái để hoạt động lừa đảo đối với người Trung Quốc.

Gần đây nhất, ngày 17/9, Công an quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) bàn giao 34 người Trung Quốc có hành vi hoạt động tội phạm công nghệ cao cho cơ quan chức năng xử lý. Theo điều tra, nhóm người Trung Quốc này xin visa vào Việt Nam với mục đích du lịch, sau đó cả nhóm thuê nguyên khách sạn Chula trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn để lưu trú.

Sau quá trình nắm thông tin, ngày 15/9, Công an quận Ngũ Hành Sơn phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Đà Nẵng ập vào khách sạn Chula, khống chế 34 người Trung Quốc đang ở đây.

Tang vật tạm giữ tại hiện trường gồm nhiều laptop, điện thoại di động kết nối mạng để truy cập các trang web ở Trung Quốc nhằm đầu tư phi pháp, thao túng chứng khoán. Những người bị bắt khai nhận do hành vi này bị cấm ở Trung Quốc nên cả nhóm sang Việt Nam để thực hiện, tất cả đều làm thuê cho một ông chủ tại Trung Quốc…

Trên đây chỉ là một số vụ án mà các băng nhóm tội phạm người Trung Quốc gây ra. Trước đó, Bộ Công an còn triệt phá nhóm tội phạm người Trung Quốc tổ chức sản xuất ma túy ở tỉnh Kon Tum, triệt phá hệ thống đánh bạc quốc tế tại khu đô thị Our City ở Hải Phòng, hoạt động “tín dụng đen” ở TP.HCM, làm giả thẻ ATM ở Nghệ An, trộm cắp ở Thanh Hóa…

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ

Có thể thấy tình trạng người nước ngoài nói chung hay người Trung Quốc nói riêng vào Việt Nam thực hiện hành vi tội phạm đang trở nên phổ biến, không chỉ là một nhóm người hoạt động nhỏ lẻ như trước đây, mà các đối tượng đã tổ chức với quy mô lớn. Điều này cho thấy công tác quản lý của chúng ta đang tồn tại một số lỗ hổng cần khắc phục.

Ngay từ công tác quản lý xuất, nhập cảnh cần phải có sự kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện ngay những đối tượng có biểu hiện nghi vấn, giữ được tinh thần cởi mở nhưng không “dễ dãi”. Vai trò kiểm tra, giám sát thường xuyên của cảnh sát khu vực, tổ dân phố, chính quyền phường, xã cơ sở phải được chấn chỉnh. Làm rõ trách nhiệm liên đới nếu có của các đơn vị kinh doanh du lịch nếu để xảy ra tình trạng khách du lịch nước ngoài bỏ trốn, ở lại.

Phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở trong phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các biểu hiện nghi vấn, làm trái pháp luật của người nước ngoài trên địa bàn. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm các hành vi, thủ đoạn của người Việt móc nối, che dấu, tiếp tay cho người nước ngoài vi phạm pháp luật. Việc quản lý lưu trú của người nước ngoài ở các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ... hay tại các khu dân cư, nhất là các khu chung cư, khu đô thị mới xây dựng phải được siết chặt.

Các đối tượng tội phạm sẵn sàng bỏ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để thuê lại các căn biệt thự, chung cư cao cấp. Khi đăng ký lưu trú, các đối tượng chỉ đăng ký một vài người nhưng thực tế lại lưu trú rất nhiều người. Nếu chủ cơ sở kinh doanh cố tình làm ngơ và cơ quan chức năng không thường xuyên kiểm tra, giám sát sẽ tạo điều kiện để các ổ nhóm tội phạm này hoạt động.

Hiện nay, việc xử lý vi phạm đối với người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do họ thường có thái độ không hợp tác. Nhiều trường hợp đối tượng vi phạm cố tình không xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc lợi dụng sự khác biệt ngôn ngữ để né tránh cơ quan chức năng. Cùng với đó, các chế tài về xử lý hành chính người nước ngoài trong thời gian qua, như lập biên bản vi phạm, buộc xuất cảnh… chỉ mang tính tạm thời, không xử lý triệt để vấn đề.

Để ngăn chặn, xử lý về lâu dài đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ riêng lực lượng công an mà còn cả sự quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp và người dân. Cần có quy định và biện pháp quản lý chặt các cá nhân, tổ chức khi ký hợp đồng cho người nước ngoài thuê bất động sản, để biết người thuê sử dụng vào mục đích gì.

Khi phát hiện những biểu hiện bất thường như tụ tập đông người, thường xuyên ở trong phòng, đóng kín cửa, che rèm… cần báo ngay cho cơ quan chức năng mà gần nhất là công an phường, xã hoặc các công an phụ trách khu vực. Việc xuất hiện của những khu dân cư tập trung đông người nước ngoài sinh sống cũng cần có những biện pháp quản lý mang tính đặc thù... Có như vậy mới ngăn chặn hiệu quả tình trạng tội phạm nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động