Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới.
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

Sáng nay (11/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đại dịch Covid-19 được kiểm soát nhưng hệ lụy và tác động vẫn còn dai dẳng. Căng thẳng chính trị, thương mại gia tăng, lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn cầu. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh và mạnh ở nhiều nước khiến mặt bằng lãi suất thế giới tăng cao.

Ngân hàng Nhà nước đã luôn kiên định mục tiêu, bình tĩnh, chủ động theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ quốc tế và trong nước để điều hành các công cụ và giải pháp chính sách với liều lượng, thời điểm hợp lý với từng bối cảnh, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Hoạt động ngân hàng đã có đóng góp tích cực đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối.

Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, hoạt động ngân hàng không tránh khỏi thiếu sót, tồn tại, hạn chế, cần tiếp tục nhận diện để khắc phục, tiến tới điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn trong thời gian tới, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội...

Trước đó, trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức việc thực hiện quản lý thị trường vàng trên cơ sở bám sát các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hiện, số tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có 16 doanh nghiệp và 22 tổ chức tín dụng. Với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ đã tổ chức, sắp xếp lại, số doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ là 6.681 doanh nghiệp.

Từ năm 2020 đến nay, giá vàng thế giới biến động rất phức tạp, khó lường theo xu hướng tăng là chủ đạo. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng quốc tế tăng mạnh trong thời gian gần đây là do căng thẳng địa chính trị, thương mại, xung đột vũ trang tại nhiều quốc gia trên thế giới leo thang khiến nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất ở một số nước và dự trữ vàng tăng mạnh.

Trong nước, giá vàng biến động tăng mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới. Từ đầu năm 2024 đến tháng 6/2024, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng, đặc biệt là đối với vàng miếng SJC.

Mức chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới có những thời điểm lên đến 18 triệu đồng/lượng (tháng 5/2024). Biến động giá vàng trong nước cơ bản phụ thuộc vào diễn biến của giá vàng thế giới và quan hệ cung-cầu trên thị trường, cụ thể:

Từ năm 2014 đến năm 2023, Ngân hàng Nhà nước không tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường. Tuy nhiên, từ tháng 4/2024 đến nay, trước xu hướng tăng mạnh của giá vàng thế giới, dư luận quan tâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường vàng qua đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường, hạn chế tác động đến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, ngoại hối.

“Nhu cầu mua vàng chủ yếu tập trung tại 2 địa bàn lớn là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và có yếu tố tâm lý, kỳ vọng. Bên cạnh các lý do nêu trên, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới”, Thống đốc Ngân hành Nhà nước cho biết.

Để nhanh chóng kiểm soát và giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, Ngân hàng nhà nước đã tiến hành bán vàng miếng với khối lượng phù hợp, và lựa chọn 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC.

Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng
Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Kết quả là từ ngày 3/06 đến 29/10/2024, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn vàng).

Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước thông báo chủ trương thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp, vàng miếng SJC trên thị trường trong nước được mua bán ở mức 89-92 triệu đồng/lượng, chênh lệch so với giá thế giới hơn 18 triệu đồng/lượng (~25%).

Kể từ khi chính thức thông báo thực hiện phương án bán vàng miếng trực tiếp, chênh lệch giá bán vàng miếng trong nước so với giá thế giới đã giảm, hiện chỉ còn chênh khoảng 3-5 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới (khoảng 5%-7%).

Về giải pháp trong thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường. Kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập để xử lý chủ động, tích cực, hiệu quả theo thẩm quyền và báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Tiến hành tổng kết đầy đủ việc thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế, không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

(LĐTĐ) 11 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 203.000 đối tượng với tổng kinh phí trên 1.610 tỷ đồng.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

(LĐTĐ) Theo Cục thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024, Thành phố giải quyết việc làm cho 213.200 lao động, vượt 29,1% kế hoạch năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Miss Eco Teen Bella Vũ tổ chức minishow âm nhạc đầu tiên ở tuổi 16

Miss Eco Teen Bella Vũ tổ chức minishow âm nhạc đầu tiên ở tuổi 16

(LĐTĐ) Bella Vũ, Miss Eco Teen (Hoa hậu sinh thái tuổi teen quốc tế 2021) vừa tổ chức thành công đêm nhạc đặc biệt "Bella Vũ 16" tại Lullaby Acoustic bar nhân dịp sinh nhật tròn 16 tuổi của mình vào ngày 6/12. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình trong sự nghiệp âm nhạc của cô gái trẻ đa năng này.
Tân Miss Intercontinental đăng quang với váy cỏ lau của NTK Nguyễn Minh Tuấn

Tân Miss Intercontinental đăng quang với váy cỏ lau của NTK Nguyễn Minh Tuấn

(LĐTĐ) Thiết kế của Nguyễn Minh Tuấn tiếp tục được vinh danh trên đấu trường sắc đẹp quốc tế khi María D. Cepero đăng quang Miss Intercontinental 2024 - Hoa hậu Liên lục địa trong chiếc váy dạ hội lấy cảm hứng từ bông cỏ lau.
Các hoạt động chăm lo cho người lao động cấp Thành phố

Các hoạt động chăm lo cho người lao động cấp Thành phố

(LĐTĐ) Nhằm thực hiện tốt các hoạt động xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tiếp tục chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động chăm lo thiết thực cho người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
10 gia đình quân nhân hiếm muộn được hỗ trợ thực hiện IVF miễn phí

10 gia đình quân nhân hiếm muộn được hỗ trợ thực hiện IVF miễn phí

(LĐTĐ) 10 gia đình quân nhân hiếm muộn sẽ được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) miễn phí, khoảng 100 triệu đồng tùy từng trường hợp.

Tin khác

Sức lan tỏa toàn cầu, mang lại vị thế đặc biệt cho Giải thưởng VinFuture

Sức lan tỏa toàn cầu, mang lại vị thế đặc biệt cho Giải thưởng VinFuture

(LĐTĐ) Tối 6/12, Lễ trao giải VinFuture 2024 đã được tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Rất nhiều nhà khoa học lớn trong và ngoài nước đã có mặt để cùng vinh danh chủ nhân Giải thưởng Khoa học công nghệ VinFuture mùa 4.
TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025

TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025 và tổ chức lễ đón đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Thành phố trong năm 2025.
Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Nhấn mạnh sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã làm được nhiều việc rất quan trọng, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng, hy vọng Hà Nội có thể đi đầu trong kiến tạo kỷ nguyên mới, để có một Hà Nội vươn mình trong một dân tộc Việt Nam vươn mình, GS.TS Phùng Hữu Phú khẳng định: Đảng bộ Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước trong triển khai thực hiện tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung

Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung

(LĐTĐ) Ngày 5/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã ký ban hành Công văn về điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung của Kế hoạch số 04-KH/BCĐ.
Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 5/12, tại thành phố Vinh, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 25, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày Tờ trình nội dung về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy.
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

(LĐTĐ) Tại Hội nghị thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023.
Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (4/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn tổ chức Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và trực tiếp quán triệt nội dung tại Hội nghị.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động