Không để lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ vào các văn bản quy phạm pháp luật
Tiếp tục lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 |
Trình bày Dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau 16 ngày làm việc gồm 2 đợt họp trực tuyến kết hợp với tập trung, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã thông qua 2 luật, 12 nghị quyết, cho ý kiến 5 dự án luật. Đồng thời, xem xét các báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; kiến nghị của cử tri; tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật…
Quốc hội đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã khắc phục khó khăn, nỗ lực vượt qua thách thức, chủ động, linh hoạt, vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19, vừa từng bước phục hồi, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, tăng cường đối ngoại, phấn đấu đạt ở mức cao nhất các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2021.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết |
Dự thảo Nghị quyết được thông qua nêu rõ, công tác xây dựng pháp luật, triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện hơn; công tác tổ chức thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng.
Tuy nhiên, việc triển khai thi hành luật, pháp lệnh vẫn là khâu yếu, có lúc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, còn chậm ban hành một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
467 đại biểu biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 2 |
“Không để bị tác động, chi phối bởi các hành vi không lành mạnh hoặc lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của tổ chức, cá nhân vào các văn bản quy phạm pháp luật. Xử lý dứt điểm tình trạng chậm, nợ văn bản quy định chi tiết, nhất là văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ năm 2019 và 2020, phấn đấu không để xảy ra chậm, nợ văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong năm 2022”, Nghị quyết nêu rõ.
Nghị quyết cũng nêu: Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, công tác xét xử, thi hành án tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp; một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng; vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 vẫn diễn ra ở nhiều nơi; việc lợi dụng mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội gây mất an ninh trật tự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, tín dụng đen,… diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu, chỉ định thầu, định giá, cổ phần hóa, thoái vốn trong doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều bất cập; tình trạng vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Vì vậy, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại; tiếp tục triển khai có hiệu quả nhằm đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; đẩy nhanh hơn nữa việc giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50