Khơi thông điểm nghẽn để du lịch Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Những giải pháp hiệu quả và kinh nghiệm thực tế quý báu trong việc phát triển du lịch Hà Nội đã được chia sẻ tại tọa đàm “Phục hồi và phát triển du lịch Thủ đô sau dịch Covid-19” diễn ra mới đây. Từ đó, giúp các đơn vị, doanh nghiệp và địa phương cùng nhau nâng cao giá trị điểm đến của du lịch Hà Nội, thu hút du khách đến và lưu trú tại Thủ đô nhiều hơn, đặc biệt là khách quốc tế.
[Infographic] Hà Nội: Phát triển hệ thống khách sạn chất lượng cao Triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch Thủ đô sau dịch Covid-19

Hỗ trợ tập huấn nhân lực du lịch địa phương

Tại Hà Nội, Thành phố đã đặt mục tiêu năm nay sẽ đón và phục vụ từ 9 đến 10 triệu lượt khách, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ 7 tháng của năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội đã đạt 10,62 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu đề ra. Thị trường khách du lịch nội địa đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và đã phục hồi hoàn toàn.

Khơi thông điểm nghẽn để du lịch Hà Nội bứt phá
Du lịch Thủ đô đang phục hồi và phát triển sau dịch Covid-19.

Tuy nhiên, vấn đề gặp khó khăn hiện nay của ngành Du lịch Hà Nội nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung là lượng khách du lịch quốc tế vẫn còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đến nay, cả nước mới có khoảng 1,8 triệu lượt khách quốc tế (thấp hơn 85,4% so với cùng kỳ năm 2019 và mới đạt được 1/3 so với mục tiêu). Riêng Thủ đô Hà Nội, tính đến tháng 9, mới đón được khoảng 766 nghìn lượt khách quốc tế, còn cách xa với mục tiêu đề ra.

Ngoài tỉ lệ khách quốc tế còn thấp, hiện nay, du lịch Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mà cần phải có những biện pháp cụ thể và lâu dài để cải thiện. Theo bà Phạm Diễm Hảo, Phó Trưởng phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch (Sở Du lịch Hà Nội), đối với sản phẩm du lịch của Thủ đô đang được xây dựng và khai thác dựa trên các giá trị văn hóa tự nhiên chưa tương xứng các tiềm năng và lợi thế vốn có. Đặc biệt, Hà Nội hiện nay là chưa xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch mang thương hiệu của Thủ đô. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất tại một số điểm du lịch tự do sau một thời gian dài không hoạt động đã xuống cấp và cần phải có sự đầu tư để có thể đáp ứng được chất lượng phục vụ du lịch.

Tương tự, nêu ý kiến tại diễn đàn, ông Lê Hồng Thái, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist (Tổng công ty Du lịch Hà Nội) cho biết: “Giai đoạn này dịch vụ du lịch giống như lò xo kìm nén lâu ngày được bung ra, đặc biệt là từ dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, 2/9 lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh, chiếm 80% tổng lượng khách. Hầu hết các điểm du lịch đều quá tải, không chỉ vào thời điểm cuối tuần hay ngày lễ, mà vào ngày thường cũng đông. Điều này đặt ra vấn đề lớn đối với các đơn vị, doanh nghiệp du lịch nếu chưa chuẩn bị sẵn sàng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ du khách”.

Trước những thách thức trên, ngành Du lịch nói chung và Hà Nội nói riêng đang nỗ lực nhiều giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch nội địa, thu hút khách quốc tế. Với mục tiêu trong năm 2022, Hà Nội đón 1,2 triệu khách du lịch quốc tế và tăng thêm nữa trong thời gian tới, theo bà Phạm Diễm Hảo, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đồng hành với các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương để khắc phục những khó khăn, tổ chức tốt nhất cho việc đón khách du lịch. Cụ thể, việc xây dựng sản phẩm du lịch rất quan trọng, do đó, Sở Du lịch Hà Nội sẽ cùng các đơn vị, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, di sản, ẩm thực, làng nghề có sẵn, như tour du lịch Hoàng thành Thăng Long, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, làng cổ Đường Lâm.

Trong đó, tăng cường những sản phẩm mới như tour đêm, tour du lịch mùa lúa chín, du lịch khinh khí cầu, du lịch thể thao. Sở Du lịch Hà Nội cũng sẽ mở lớp tập huấn cho nhân lực du lịch địa phương để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Sở sẽ rà soát các cơ sở lưu trú hiện tại bị xuống cấp để hỗ trợ các đơn vị có động lực tiếp tục nâng cao chất lượng và xây dựng sản phẩm mới.

Chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch mới

Dưới góc nhìn của ngành Nông nghiệp, theo ông Trần Sỹ Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội), Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp. Thông qua chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Hà Nội đã công nhận được hơn 1.000 sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm được đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao.

“Để mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề phát triển hơn, tôi cho rằng, trước hết, các cơ quan chức năng phải xây dựng quy hoạch du lịch tiềm năng trong xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó là tiếp tục nhân rộng một số mô hình điểm, tương tự như mô hình tại làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc đang triển khai. Quá trình xây dựng mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp, làng nghề, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách; đồng thời cần sự vào cuộc đồng bộ của nhiều ngành”, ông Trần Sỹ Tiến nói.

Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương để hút khách du lịch sau dịch Covid-19, ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết, với đặc thù của Làng cổ Đường Lâm, địa phương đã định hướng xây dựng một số sản phẩm phù hợp với mô hình du lịch cộng đồng và đã chú trọng việc kết nối điểm đến với các khu nghỉ dưỡng ở Ba Vì để tạo điều kiện cho khách lưu trú.

Ngoài ra, địa phương cũng tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch mới như: Du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề, “photo tour” (du lịch chụp ảnh), tổ chức tuyến phố đi bộ... Cùng với đó là thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá du lịch qua các kênh thông tin báo chí, mạng xã hội. Bước đầu, những giải pháp này đã cho kết quả khả quan, khi 6 tháng qua, địa phương đã đón 25.000 lượt khách, lượng đặt phòng tăng 30% lượng khách đang dần đi vào ổn định./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

(LĐTĐ) Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cần xem xét tính toán gia tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% thay vì 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay.
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

(LĐTĐ) Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cùng các nhà trường chú trọng triển khai; qua đó góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng sát sao chuẩn bị các nội dung đại hội, nhất là văn kiện đại hội; đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị cấp ủy khóa tới, nhân sự cấp ủy thực sự là tinh hoa, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định, sẵn sàng cống hiến vì Thành phố, quê hương, đất nước.
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.

Tin khác

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

(LĐTĐ) Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cùng các nhà trường chú trọng triển khai; qua đó góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
985 học sinh được xét nghiệm miễn phí sàng lọc bệnh Thalassemia

985 học sinh được xét nghiệm miễn phí sàng lọc bệnh Thalassemia

(LĐTĐ) Ngày 26/11, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội, Công ty TNHH Medlatec Việt Nam tổ chức xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cho 985 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 Trường Trung học phổ thông Thạch Thất.
16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, đến nay, đã có khoảng 16 triệu lượt người truy cập, sử dụng ứng dụng iHanoi.
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên

Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3908/UBND-KGVX về triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bay cao con nhé!

Bay cao con nhé!

(LĐTĐ) Những ngày cuối cấp ba, con hẳn đang sống trong những cảm xúc đan xen - vừa hồi hộp vừa háo hức, vừa vui sướng nhưng cũng có chút lo âu. Nhìn con, bố thấy cả một chặng đường dài con đã đi qua, từ những bước chân nhỏ bé chập chững đầu tiên đến giờ đây, khi con chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời - đại học. Bố không chỉ tự hào về con mà còn muốn ôm chặt con trong vòng tay, nhắn nhủ con vài lời trước khi con vươn cánh bay cao.
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

(LĐTĐ) Hà Nội sắp chứng kiến một sự kiện văn hóa độc đáo khi Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chương trình "Đêm Trúc Bạch" từ ngày 29/11 đến 01/12/2024. Sự kiện là hành trình đưa du khách trở về với ký ức của một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử - thời bao cấp, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc

Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc

(LĐTĐ) Thời gian qua, có nhiều người dân tự ý mua kháng sinh về điều trị, đã gây nên tình trạng kháng thuốc nghiêm trọng tại Việt Nam. Đáng lo ngại, do kháng thuốc, kháng sinh và các thuốc khác trở nên không hiệu quả, dẫn đến việc điều trị nhiễm trùng khó khăn, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động