Khởi sắc những miền quê
Kỳ 1: Sức sống mới trên những miền quê | |
Tích cực xây dựng huyện Đông Anh trở thành miền quê đáng sống |
Những vùng quê từng ngày khởi sắc
Về các xã Yên Bình, Yên Trung… huyện Thạch Thất những ngày này có thể dễ dàng thấy được nét đổi thay sau 10 năm sát nhập về với Thủ đô. Tại đây, hạ tầng nông thôn đã đổi khác hoàn toàn. Những con đường khang trang nối dài khắp các thôn xóm, nhà văn hóa xã to đẹp được trang bị đầy đủ tiện nghi. Hệ thống kênh mương được đầu tư, nâng cấp giúp người dân thuận lợi hơn trong phát triển sản xuất. Chia sẻ niềm vui, bà Bùi Thị Phượng ở thôn Dân Lập cho biết, từ ngày về với Thủ đô, đời sống đồng bào đổi thay rất nhiều, bà con được thụ hưởng giá trị từ những công trình phúc lợi mới như điện, đường, trường, trạm.
Khách quan nhìn nhận, trong 10 năm qua, tất cả các xã trên địa bàn huyện Thạch Thất đều từng bước được cải thiện. Hệ thống hạ tầng dần được đồng bộ, nhờ vậy đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Từ một huyện chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay kinh tế địa phương phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 12%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/năm, gấp 4,5 lần năm 2007.
Đời sống người dân đang ngày càng được cải thiện |
Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ngày càng đi vào nền nếp. Công tác giải phóng mặt bằng được đẩy nhanh, đáp ứng kịp thời tiến độ các dự án. Ðáng chú ý, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện Thạch Thất đã triển khai hơn 1.500 dự án, với tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân đóng góp gần 2.100 tỷ đồng. Ðến nay, các tiêu chí về chuẩn nông thôn mới trên địa bàn các xã cơ bản đã đạt được.
Cùng với huyện Thạch Thất, diện mạo huyện Quốc Oai trong thời gian qua cũng thay đổi từng ngày. Hệ thống hạ tầng khung như đường 421B, đường trục chính Bắc - Nam đô thị Quốc Oai, đường Trại Cá - Phú Cát, đường Ngọc Liệp, đoạn từ đại lộ Thăng Long đi Cấn Hữu; các công trình cấp bách phục vụ sản xuất nông nghiệp như tuyến đê bối sông Tích, hệ thống thủy lợi... được tập trung đầu tư đồng bộ. Hiện Quốc Oai đã cải tạo, nâng cấp gần 100km đường giao thông liên xã, hơn 124km đường trục thôn xóm, hơn 60km đường giao thông nội đồng. Hoàn thành dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, gắn với quy hoạch vùng sản xuất, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng, hoàn chỉnh hơn 560 km kênh, mương nội đồng, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Tại huyện Thanh Oai, nhiều địa phương trong huyện bên cạnh việc đạt được các tiêu chí về nông thôn mới, không ít xã vẫn đang tiếp tục nỗ lực, củng cố và phát triển, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Xã Hồng Dương là một ví dụ. Theo tìm hiểu, Hồng Dương là xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Oai, hoàn thành từ năm 2013. Nhưng không dừng lại ở thành tích đạt được, địa phương này đang tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Từ năm 2013 đến nay, nhân dân trong xã tiếp tục đóng góp khoảng 60 tỷ đồng để đầu tư kiến thiết hạ tầng nông thôn như: Giao thông, thủy lợi, các thiết chế văn hóa, chỉnh trang nhà ở dân cư, xây dựng các tuyến đường hoa, gắn biển số nhà…
Riêng đối với sản xuất, Hồng Dương có 7/7 thôn có nghề truyền thống như: Chẻ tăm hương, làm giò chả, thợ nề, thợ mộc; trong nông nghiệp, đã chuyển đổi được 102ha lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá - vịt… nhờ vậy, đời sống người dân tiếp tục có bước phát triển. Đến hết năm 2017, bình quân thu nhập của Hồng Dương đạt 42,6 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo chỉ còn 1,64%.
Không ngừng nỗ lực
Trong số các địa phương thuộc Hà Tây cũ và một bộ phận của Hòa Bình, nếu đề cập đến những khó khăn, những hạn chế và đời sống chậm cải thiện phải kể đến xã Ba Vì của huyện Ba Vì. Chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập huyện, ông Bạch Công Tiến - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cũng xác định rõ những khó khăn nội tại.
Chẳng hạn, địa phương dù đã có nhiều nỗ lực nhưng do xuất phát điểm của các xã còn thấp, khối lượng công việc về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị rất lớn, đa dạng, cần nhiều kinh phí để thực hiện. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới từ ngân sách huyện còn hạn chế, việc xã hội hóa gặp nhiều khó khăn nên kinh phí xây dựng nông thôn mới vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên...
Được biết, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các xã địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân, UBND huyện Ba Vì đã và đang có những chỉ đạo, việc làm thiết thực. Minh chứng dễ thấy nhất là tại nhiều địa phương của Ba Vì đã làm tốt công tác vận động nhân dân chung sức hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Xã Thụy An là một ví dụ. Theo ghi nhận, dù đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng người dân đã cùng nhau đóng góp tiền, công lao động cứng hóa được trên 900m đường thôn xóm, trị giá hơn 400 triệu đồng. Đồng thời, đóng góp được 80 triệu đồng để bê tông hóa 150m đường vào nhà văn hóa thôn. Trong 3 năm, nhân dân các xã trong huyện Ba Vì đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hiến trên 30.000m2 đất, tham gia hơn 18.000 ngày công, trị giá hơn 12,5 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn, các công trình trên địa bàn.
Các hoạt động này đã góp phần vào kết quả chung là hết năm 2017, Ba Vì có 13 xã về đích nông thôn mới và năm 2018 có thêm 2 xã về đích. Hiện chính quyền và người dân Ba Vì đang tận dụng mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, ra sức xây dựng, hoàn thiện các mục tiêu của chương trình với quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu đưa thêm một số xã về đích nông thôn mới trong thời gian sớm nhất.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, chính quyền và nhân dân các khu vực sau 10 năm hợp nhất về Thủ đô đã và đang nỗ lực không ngừng nghỉ. Những hành động, việc làm có thể ít nhiều khác nhau song tất thảy đều hướng đến mục tiêu làm cho diện mạo nông thôn mới đổi thay, sạch đẹp, hiện đại lên từng ngày.
Trong những năm qua, TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển và cải thiện đời sống người dân như: Chương trình số 02, ngày 29/8/2011 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”; Nghị quyết số 06, ngày 31/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy “về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 800, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Nghị quyết số 03, ngày 21/4/2010 “về xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030”... xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, nhân dân ngày một nâng cao. Đến nay, toàn Thành phố đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 79.183,1ha/75.980ha (đạt 104,2%). Sau dồn điền đổi thửa, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa, như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25%-30%. Phát triển nhiều vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, cây ăn quả; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung quy mô lớn… Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2017 tăng trung bình 2,68%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp năm 2017 đạt khoảng 242 triệu đồng, gấp 2 lần năm 2008. Đã xây dựng được một số vùng chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tạo ra nhiều thương hiệu nông sản đặc thù của Thủ đô, với các sản phẩm truyền thống như bưởi Diễn, cam Canh và nhiều sản phẩm mới có giá trị cao như bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, cam canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ... không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn từng bước hướng tới thị trường xuất khẩu. |
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53