Khơi dậy nguồn lực ven sông Hồng

(LĐTĐ) Hà Nội là đất tụ thủy và tụ nhân. Với địa thế đẹp, nằm ven sông Hồng, Hà Nội có nguồn lực rất lớn để phát triển bởi quỹ đất ven sông hiện cơ bản còn nguyên vẹn. Nếu khu vực này được quy hoạch sử dụng hiệu quả sẽ tạo ra trục cảnh quan đô thị hiện đại, sinh thái, từ đó khơi dậy những giá trị về văn hóa to lớn và thành phố ven sông là điểm đến lý tưởng.
Hà Nội tái khởi động quy hoạch hai bên bờ sông Hồng Tìm giải pháp "tăng tốc" quy hoạch hai bên bờ sông Hồng Hà Nội trở thành "Seoul thứ hai" nếu sử dụng hiệu quả đất ven sông Hồng
Khơi dậy nguồn lực ven sông Hồng
Quỹ đất ven sông Hồng là nguồn lực rất lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội. Ảnh: NC

Trên thế giới, hầu hết các đô thị lớn đều có xu hướng bám ven sông. Kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng là "đất tụ sông". Riêng với Hà Nội, có lợi thế của một đô thị lịch sử nghìn năm, nằm ven sông Hồng rộng lớn. Từ năm 1954 đến nay, thành phố đã có bảy lần quy hoạch đô thị ven sông. Ngay từ năm 1954, Hà Nội đã xây dựng một số khu nhà ở khu vực Chương Dương, Phúc Xá bây giờ.

Bản quy hoạch năm 1998, thành phố đã xác định rất rõ mục tiêu phát triển thành phố ở hai bên bờ sông, đặt sông Hồng vào vị trí trung tâm của Hà Nội. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Một lần nữa xác định "trục không gian hai bên sông Hồng là trục trung tâm quan trọng của Hà Nội". Đến năm 2012, thành phố Hà Nội cũng đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phân khu sông Hồng.

Việc quy hoạch đất ven sông Hồng, bổ sung đất cho phát triển đô thị là một chiến lược đúng. Thực tế trong gần 30 năm qua, kể từ khi thành phố Hà Nội xác định định hướng phát triển thành phố ven sông, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đồng ý góp vốn đầu tư nghiên cứu quá trình trị thủy, đề xuất các dự án phát triển hạ tầng hai bên sông Hồng.

Cụ thể vào năm 1994, một nhà đầu tư Singapore đã đề xuất một dự án đô thị hiện đại tại khu vực An Dương, nằm ở ngoài đê sông Hồng; năm 1996, có dự án Trấn sông Hồng; dự án khai thác bãi giữa để hình thành khu vui chơi, giải trí, thư giãn; dự án đô thị khoa học ở chân cầu Thăng Long... Năm 2006, Hàn Quốc cũng đã ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo sông Hồng, đoạn qua Hà Nội và bắt đầu triển khai từ năm 2008 - 2020.

Dự án được chia làm bốn khu vực, tổng diện tích là 1.500ha, chi phí đầu tư dự kiến là 7,1 tỷ USD. Năm 2016 có ba doanh nghiệp tự góp kinh phí nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông Hồng theo 2 phương án. Một là xây dựng đường và đê kết hợp đảm bảo khai thác quỹ đất phát triển đô thị, giữ an toàn nội đô (chống lũ trên báo động 3), thay thế cho tuyến đê hiện tại. Hai là quy hoạch xây dựng đường và đê kết hợp đảm bảo chống lũ báo động 2; bên cạnh đó, quy hoạch xây dựng hệ thống hồ, kênh thu nước, phục vụ tiêu thoát nước hỗ trợ tuyến đê phía trong (đê hiện tại) đảm bảo chống lũ trên báo động 3.

Tuy nhiên, chưa có dự án nào thành công bởi Hà Nội chưa tìm ra được phương án khả thi trong vấn đề trị thủy, thoát lũ. Cũng phải nói thêm rằng, việc trị thủy sông Hồng không chỉ là chuyện của riêng Hà Nội mà còn liên quan đến cả vùng và quốc gia. Theo quy định, phải có quy hoạch vùng thì các địa phương, trong đó có Hà Nội mới được xây dựng quy hoạch.

Nhưng tới nay Chính phủ chưa thông qua quy hoạch vùng thì Hà Nội chưa thể có quy hoạch riêng. Việc điều chỉnh quy hoạch các dự án cũng cần phải thống nhất đồng bộ với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và các quy hoạch do các sở, ngành của thành phố đang triển khai. Nhưng cơ sở pháp lý để phê duyệt quy hoạch này cũng còn chưa rõ ràng nên bị kéo dài và các dự án khác cũng chưa thể thực hiện được.

Thời gian gần đây, Hà Nội liên tục có các cuộc làm việc với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai quy hoạch xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng. Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, nhiệm vụ cấp thiết của Hà Nội là hoàn thiện nốt các quy hoạch phân khu, trong đó có quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, từ đó sử dụng nguồn tài nguyên bãi ven sông rất lớn.

Nếu làm tốt, khoảng 900.000 người dân dọc hai bên bờ sông sẽ được tạo sinh kế. Tuy nhiên, muốn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng cũng như các dòng sông khác, phải làm quy hoạch phòng chống lũ, đây lại đang là vấn đề vướng mắc bởi thẩm quyền không còn thuộc về Hà Nội.

Tại buổi làm việc giữa Thành ủy Hà Nội và Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 8/7/2020, ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau khi có Luật Quy hoạch, việc thực hiện Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng - Thái Bình, gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước lĩnh vực này, ông Nguyễn Xuân Cường cam kết sẽ cử lực lượng khoa học giỏi phối hợp với Hà Nội rà soát lại quy hoạch phòng chống lũ, làm cơ sở cho thành phố xây dựng quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Trong đó, những vấn đề bức xúc sẽ được ưu tiên đánh giá trước để xử lý riêng, trên tinh thần là phải nhanh.

Ước mơ về thành phố ven sông hoặc các dự án phát triển đô thị hai bờ, gắn với trị thủy sông Hồng là ước mơ chính đáng mà nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của thành phố hướng đến và trong tương lai cần hiện thực hóa ước mơ ấy. Dù nhìn vào thực tế hiện nay thì khu vực đầy tiềm năng này phát triển chưa xứng tầm, có những chỗ khá nhếch nhác.

Hà Nội sẽ còn phải đi tiếp một chặng đường dài, để sông Hồng thật sự trở thành một nguồn lực của thành phố cả về cảnh quan, sinh thái, du lịch. Hiện cũng đang có không ít doanh nghiệp có tiềm lực mạnh sẵn sàng đầu tư, để Hà Nội "bước ra" sông Hồng. Các cơ quan chức năng cần tính toán sử dụng hợp lý quỹ đất ven sông Hồng, mọi việc thực hiện phải dựa trên các yếu tố khoa học, lấy con người là trung tâm. Nếu làm thành công sẽ tạo ra trục cảnh quan, khơi dậy những giá trị về văn hóa to lớn và thành phố ven sông là điểm đến lý tưởng.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Kịp thời khống chế đám cháy trong ngõ 20 Trần Quý Kiên

Kịp thời khống chế đám cháy trong ngõ 20 Trần Quý Kiên

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 11h trưa nay (27/7), tại tầng 4 nhà dân trong ngõ 20 Trần Quý Kiên (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường, thực hiện các biện pháp chữa cháy...
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, gió nhẹ.
Kịp thời khống chế đám cháy tầng tum nhà dân trên phố Mai Hắc Đế

Kịp thời khống chế đám cháy tầng tum nhà dân trên phố Mai Hắc Đế

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 20h15, tại tầng tum của ngôi nhà 5 tầng (số 51 phố Mai Hắc Đế, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường, thực hiện các biện pháp chữa cháy...
Đồng Nai: Kiến nghị lấy đất sân bay Long Thành để san lấp tại dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Đồng Nai: Kiến nghị lấy đất sân bay Long Thành để san lấp tại dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Việc lấy đất chênh lệch cao độ từ 8-10m tại dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ giải quyết được bài toán về thiếu đất san lấp cho dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.
Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trên các tuyến đường từ Nhà tang lễ Quốc gia đến Nghĩa trang Mai Dịch, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu, trong ngày 26/7 từ 0h - 24h, các đơn vị được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông sẽ tạm dừng hoạt động trông giữ phương tiện dưới lòng đường, trên các tuyến phố Lê Thánh Tông, Lê Đức Thọ.
Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau đợt mưa lớn diện rộng, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có thể xuất hiện nắng nóng trở lại, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 24/7, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 29, tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đáng chú ý, tại buổi tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề xuất Thành phố cần quan tâm hơn và giải quyết dứt điểm một số vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng gián đoạn.
Từ ngày 1/1/2025 có cần đổi sang giấy phép lái xe theo phân hạng mới không?

Từ ngày 1/1/2025 có cần đổi sang giấy phép lái xe theo phân hạng mới không?

(LĐTĐ) Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định việc sử dụng và đổi, cấp lại giấy phép lái xe cấp trước khi Luật có hiệu lực. Các giấy phép này vẫn hợp lệ theo hạng hoặc được đổi sang hạng mới tương ứng, với các điều kiện và quyền hạn cụ thể về loại phương tiện được phép điều khiển.
Xem thêm
Phiên bản di động