Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên
70 dự án xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới |
Nhiều thay đổi tích cực
Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong thời gian học tập tại trường; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.
Tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của HSSV trong cả nước ngày càng nâng cao. Ảnh minh hoạ: P.T |
Nhìn lại hơn 4 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả cùng với sự nỗ lực chung tay của các bộ, ngành, địa phương và các cơ sở đào tạo, việc triển khai thực hiện Đề án 1665 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Về công tác hỗ trợ đào tạo, tỷ lệ các cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 33% vào cuối năm 2021 với tối thiểu 1 tín chỉ/môn học. 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp. 100% cơ sở đào tạo đã xây dựng chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các diễn đàn, Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Hình thành mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trong cả nước...
Về tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 2158/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2019 giao nhiệm vụ tổ chức thí điểm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo cho 3 cơ sở giáo dục đại học. Có 50% cơ sở đào tạo đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của mình. 70 cơ sở đào tạo đã bố trí được các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho HSSV. Có khoảng 45 cơ sở đào tạo đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, trong đó có hơn 10 trung tâm thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên.
Về hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp và kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 26/2021/TT-BGDĐT ngày 17/9/2021 về nghiên cứu khoa học sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó quy định các hoạt động khởi nghiệp là các hoạt động nghiên cứu khoa học và các đơn vị được sử dụng nguồn kinh phí của nghiên cứu khoa học dành cho hoạt động khởi nghiệp. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư 126/2018/TT-BTC ngày 26/12/2018 hướng dẫn nguồn kinh phí sự nghiệp triển khai Đề án 1665. Một số cơ sở giáo dục, đào tạo đã nghiên cứu vận dụng và xây dựng các Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại các nhà trường.
Là một học sinh đang sống và học tập tại tỉnh vùng cao biên giới - nơi cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, Nguyễn Minh Anh (học sinh lớp 12D1, Trường Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) cho biết mình đã rất may mắn khi không chỉ được trang bị kiến thức mà còn được tham gia vào rất nhiều hoạt động, sân chơi bổ ích, được sống với những đam mê và khát vọng. Một trong những chương trình giúp Minh Anh thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực đó chính là được tham gia vào các dự án khởi nghiệp ngay ở lứa tuổi học sinh.
Minh Anh cho rằng, mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là một con đường kiếm sống, tạo dựng sự nghiệp mà còn là một triết lý sống, khẳng định mình và được thử thách, kiểm nghiệm năng lực bản thân. Với các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đây chính là quãng thời gian “vàng” quan trọng nhất để chuẩn bị cho mình về kiến thức và kỹ năng, cũng như bản lĩnh và tinh thần để khởi nghiệp. Như vậy khi tốt nghiệp ra trường sẽ không bị bỡ ngỡ.
Thời gian tới, Minh Anh mong muốn Bộ GD&ĐT có định hướng chỉ đạo các trường phổ thông triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp hơn nữa. Một trong những hoạt động có thể làm được là các nhà trường tạo điều kiện cho học sinh được học, được tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng về tư duy, sáng tạo khởi nghiệp từ sớm để học sinh có thể tự phát hiện được những khả năng của bản thân, tự nhận thức được những xu hướng tiềm tàng về kinh doanh và khi học tiếp lên đại học có thể lựa chọn được đúng ngành, đúng nghề, đúng đam mê.
Bên cạnh đó, cần có các chương trình trải nghiệm định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp thực tế thật bài bản, nghiêm túc, có định hướng để học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để tạo nên những dự án khởi nghiệp hoặc định hướng được nghề nghiệp.
Tạo lập môi trường tốt nhất cho hoạt động khởi nghiệp của HSSV
Hiện nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với các nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên. Nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của HSSV trong cả nước ngày càng nâng cao. Công tác đào tạo gắn với khởi nghiệp được các cơ sở giáo dục quan tâm thúc đẩy.
Thông tin tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của HSSV lần thứ IV vừa được Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh khẳng định: Với vai trò của mình, ngành Giáo dục luôn nhận thức rõ việc thúc đẩy, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của đội ngũ cán bộ giảng viên, HSSV là một trong những nhiệm vụ then chốt.
Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các nhà trường, hướng tới xây dựng các trường đại học thực sự là trung tâm của đổi mới sáng tạo, trong đó tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghiên cứu xây dựng môn học đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo dưới dạng chính khóa (bắt buộc hoặc tự chọn) hoặc đưa vào các chương trình đào tạo ngoại khóa, ngắn hạn bảo đảm giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp và đánh giá đúng khả năng, năng lực của bản thân.
Cùng đó, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu đề xuất số lượng giảng viên, cán bộ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đảm bảo các hoạt động hiệu quả. Xây dựng các chương trình ươm tạo, tăng tốc đối với các dự án khởi nghiệp của sinh viên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cựu sinh viên trên cơ sở kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức ươm tạo ngoài cộng đồng để hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tiếp tục huy động các nguồn lực của trường, nguồn lực xã hội hóa xây dựng các không gian chung, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành dành riêng cho khởi nghiệp để hỗ trợ việc sản xuất thử và phát triển các sản phẩm khởi nghiệp đảm bảo thiết thực, phù hợp với các nhóm, ngành đào tạo. Tăng cường phối hợp nhà trường và doanh nghiệp để hỗ trợ HSSV thực hành, trải nghiệm, phối hợp sản xuất thử các sản phẩm mẫu.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thành lập các Quỹ cộng đồng, quỹ quyên tặng để đầu tư ban đầu cho các dự án khởi nghiệp của HSSV. Tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa để triển khai các hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, trong đó nghiên cứu thí điểm về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, góp vốn vào các dự án ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên phù hợp với quy định của pháp luật; nghiên cứu cơ chế đặt hàng, phối hợp, nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm giữa doanh nghiệp, nhà trường và giảng viên, HSSV; nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp…/.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12