Thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại Hà Nội:

Khi “ý Đảng, lòng dân" đã gặp nhau

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, tuần qua, Quốc hội đã có phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại phiên họp, một số đại biểu cho rằng, Hà Nội đã chủ động và sẵn sàng cho đổi mới. Không có lý do gì mà Quốc hội không ủng hộ khi ý Đảng, lòng dân đã gặp nhau. 
khi y dang long dan da gap nhau Tiết kiệm chi tiêu, nâng tầm hiệu quả đầu tư
khi y dang long dan da gap nhau Các biện pháp tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy thiếu chiều sâu
khi y dang long dan da gap nhau Dự án PPP quan trọng phải công khai, minh bạch
khi y dang long dan da gap nhau
Toàn cảnh phiên thảo luận

Xác định rõ vị trí và địa vị pháp lý của UBND phường

Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ việc thí điểm mô hình chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm của Hà Nội, đó là một đô thị có vai trò đặc biệt và là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước trong bối cảnh tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần hết sức cân nhắc trong việc thực hiện thí điểm và cần phải quan tâm để việc thí điểm mô hình này vừa đảm bảo quy định của pháp luật, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra trong việc tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.

Bày tỏ sự tán thành cao với nội dung Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Nghị quyết cho thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2021-2026 tại thành phố Hà Nội, song đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng đề nghị xác định rõ vị trí và địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân (UBND) phường, về vị trí địa lý, pháp lý và thẩm quyền của Chủ tịch UBND phường, về chế định trách nhiệm cá nhân và của UBND phường trong chế định trách nhiệm tập thể theo pháp luật quy định.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Tạo, tại Điều 5 của dự thảo Nghị quyết có quy đinh: UBND phường nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc UBND quận, thị xã. “Quy định như vậy tôi có cảm nhận không rõ UBND phường là cơ quan đại diện của UBND quận, thị xã, cơ quan hành chính, cánh tay nối dài hay là một cấp hành chính dưới cấp quận, thị xã. Do không rõ về địa vị pháp lý nên rất khó xác định được việc của Chủ tịch UBND phường, của UBND phường trong các luật liên quan, các luật chuyên ngành hiện hành”, đại biểu Nguyễn Tạo trình bày. Do việc khó xác định địa vị pháp lý của UBND phường, đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị, Nghị quyết phải thiết kế quy định rõ hơn để bảo đảm cơ quan hành chính của quận, thị xã thì chủ tịch UBND phường phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND quận, thị xã và phải chịu sự giám sát của HĐND quận, thị xã.

Cùng chung quan điểm với đại biểu Nguyễn Tạo, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển (đoàn đại biểu tỉnh Lâm Đồng) cũng cho rằng, nội dung trong đề án thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại các quận, thị xã được Hà Nội thực hiện tương đối kỹ, cùng với sự kế thừa những kinh nghiệm từ việc thí điểm 10 năm trước, nên khả năng thành công của thành phố sẽ rất cao, mang lại lợi ích lớn cho công tác quản lý của mô hình mới chính quyền đô thị và giúp việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hợp lý.

Giữ nguyên tên gọi Ủy ban nhân dân

Đồng tình với Nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại các quận, thị xã của thành phố Hà Nội, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) bày tỏ: Bây giờ đổi tên UBND thì phức tạp, nào là dấu, nào là chi phí, tất cả mọi cái nhưng nếu chúng ta sử dụng từ UBND thì lại hoạt động theo cơ chế tập thể lại không phù hợp. Theo Tờ trình của Chính phủ thì Chủ tịch của phường và UBND phường giống như cánh tay nối dài của quận. Đây là tổ chức đại diện của quận ở từng phường, 177 phường. Chúng ta đặt vấn đề gốc của sự việc mà chúng ta đang bàn. Như vậy, dùng từ "phường trưởng", ở xã thì gọi là "xã trưởng", có nghĩa ở đây hoàn toàn là do cấp quận chỉ định và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp quận trên địa bàn 177 phường. “Tôi nghĩ nó phải rõ ràng như vậy, Chủ tịch như vậy, các Phó Chủ tịch giúp việc cho Chủ tịch, không có tập thể UBND. Chúng ta phải suy nghĩ và đặt lại vấn đề” - đại biểu Lê Xuân Thân nhấn mạnh.

Liên quan đến việc có nên hay không đổi tên gọi UBND phường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển (đoàn đại biểu Lâm Đồng) cho rằng, việc đổi tên của UBND cấp phường là không cần thiết. Bởi theo đại biểu Hiển, khi không còn tổ chức HĐND, đúng với tính chất thì nên gọi là ủy ban hành chính nhưng nếu thay đổi tên gọi sẽ kéo theo nhiều vấn đề, đặc biệt cần xem xét đến hiệu quả kinh tế - xã hội. “Việc thay đổi tên một cơ quan hành chính liên quan nhiều đến giấy tờ của công dân, doanh nghiệp, phát sinh nhiều chi phí không cần thiết. Do đó, tôi đồng tình với nội dung giải trình của Bộ Nội vụ là giữ nguyên tên gọi như hiện tại sẽ hợp lý hơn và không ảnh hưởng nhiều đến khía cạnh khác”, đại biểu Hiển nói.

Đại biểu cho rằng, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường Hà Nội cũng đã thực hiện từ năm 2009-2015, tuy nhiên sau khi tổng kết đã quay lại mô hình có tổ chức HĐND tại tất cả các đơn vị hành chính (bao gồm cả các huyện, quận, phường trước đây thực hiện thí điểm). “So với đề án đã thực hiện trước, lần này Hà Nội thực hiện tương đối kỹ, cùng với sự kế thừa những kinh nghiệm từ thí điểm 10 năm trước nên khả năng thành công của thành phố sẽ rất cao, mang lại lợi ích lớn cho công tác quản lý của mô hình mới chính quyền đô thị và giúp việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hợp lý”, đại biểu Hiển nhận định. Về tên gọi của UBND phường, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội Bùi Huyền Mai (Hà Nội) cũng đồng tình không nên thay đổi tên gọi của UBND phường, để không làm ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày khác của người dân và cơ quan chức năng. Đồng thời, khi triển khai thực hiện Nghị quyết, cần quy định rõ 7 nhóm nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND cấp phường.

Hà Nội đã chủ động và sẵn sàng cho đổi mới

khi y dang long dan da gap nhau
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội- Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội trường (ảnh QH)

Cùng với những ý kiến tán thành, góp ý về việc thí điểm không tổ chức HĐND phường tại các quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận, một số đại biểu Quốc hội cũng tỏ ra băn khoăn khi Hà Nội thực hiện thí điểm vấn đề này. Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau) nêu băn khoăn, việc không tổ chức HĐND ở cấp phường ở thành phố Hà Nội có thể không phù hợp với các điều 110, 111 và 114 Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương về nội dung chính quyền phải có cả HĐND và UBND. Theo đại biểu Lê Thanh Vân, nếu không tổ chức HĐND thì phường chỉ có "nửa chính quyền", như vậy thì không thể gọi là chính quyền.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết thêm, khi xây dựng Đề án này, ngay từ đầu thành phố đã rất quan tâm đến việc thực hiện thí điểm có bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo cũng như lấy ý kiến của các nhà luật học, các nhà quản lý. Qua đó cho thấy đề án là đề án thí điểm và không vi hiến. Đây cũng là nội dung được khẳng định trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, việc thực hiện thí điểm là nhu cầu thực sự của các địa phương, không phải chỉ riêng Hà Nội với mong muốn thí điểm các mô hình quản lý theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dân tốt hơn.

Bên cạnh sự băn khoăn của đại biểu Lê Thanh Vân, đại biểu Phùng Văn Hùng (đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng) cho rằng, tổ chức cấp chính quyền phường hiện nay không thực sự phát huy được hiệu quả cao, thậm chí còn tạo nên một bộ máy cồng kềnh, làm chậm quá trình tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm lãng phí nguồn lực.

Vì thế, việc thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành, tất cả các quyền của nhân dân được bảo đảm đầy đủ.“Cá nhân tôi rất tin tưởng vào sự thành công của chủ trương này vì đây là chủ trương lớn của Đảng, đồng thời đây là ý nguyện của người dân Hà Nội. Hà Nội đã chủ động và sẵn sàng cho đổi mới, không có lý do gì mà Quốc hội không ủng hộ khi “ý Đảng, lòng dân” đã gặp nhau”-đại biểu Phùng Văn Hùng nêu quan điểm.

Cùng chung quan điểm với đại biểu tỉnh Cao Bằng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương cho biết, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã tại Thủ đô Hà Nội, là việc làm thể chế hóa kịp thời Kết luận của Bộ Chính trị, về đánh giá chính quyền đô thị Hà Nội và đây là một điểm cũng rất táo bạo, đổi mới để thực hiện Nghị quyết 18 của Quốc hội trong vấn đề tinh giản biên chế và sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

“Việc thí điểm này đáp ứng với yêu cầu phát triển về trình độ đô thị hóa, hội nhập quốc tế ở tại Thủ đô Hà Nội. Yêu cầu trực tiếp đổi mới, cải cách bộ máy, tổ chức tinh gọn, giảm cấp trung gian, giảm thủ tục hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt và hiệu lực hơn, hiệu quả hơn. Giảm được đầu mối thì dứt khoát là giảm bớt được tất cả các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp, như vậy sẽ tạo chủ động cho Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội trong việc chuẩn bị nhân sự và tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp cũng như tiến tới bầu cử HĐND các cấp ở thành phố Hà Nội”- đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.

Liên quan đến những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm là về cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị để thông qua Nghị quyết, phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ, yêu cầu xây dựng Đề án thí điểm bắt nguồn từ thực tiễn của Hà Nội. Bộ máy chính quyền của Thành phố Hà Nội hiện nay đang thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương có 3 cấp đầy đủ là thành phố, quận, huyện, thị xã, phường và thị trấn. Trong khi đặc điểm khu vực đô thị là dân cư sống rất tập trung, mật độ dân cư cao nên hoàn toàn có thể giảm bớt một cấp chính quyền để giảm tầng nấc làm gọn nhẹ hệ thống hành chính và giúp cho các quyết định điều hành của UBND, Chủ tịch UBND thành phố, quận, huyện, thị xã đối với cơ quan hành chính cấp dưới nhanh hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô. Bên cạnh đó, những thách thức ngày càng tăng về đô thị hóa, hội nhập quốc tế, sự gia tăng dân số, áp lực về hạ tầng cơ sở, giao thông, môi trường, an ninh, trật tự đối với Thủ đô đòi hỏi có một cơ chế, chính sách hợp lý, cũng như mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm của Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời, với việc thực hiện đổi mới các cơ quan chuyên môn của thành phố và quận, thị xã, phù hợp với tính chất đô thị, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa thành phố Hà Nội với các cơ quan chuyên môn và UBND quận, thị xã là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân Thủ đô là hết sức cần thiết và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Hà Nội. Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cũng cho biết, Đề án đã được thành phố chuẩn bị công phu, có tiếp thu, rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 26 Quốc hội khóa XII năm 2008 của Quốc hội và có xây dựng lộ trình, từng bước thận trọng. Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu kỹ lưỡng mọi tác động của đề án khi được triển khai thực hiện; rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của HĐND phường để đảm bảo khi thực hiện đề án quyền làm chủ của người dân không bị hạn chế. Đồng thời, rà soát lại phân cấp giữa trung ương với thành phố, giữa thành phố với quận, huyện, xã, phường, để tạo sự chủ động nhanh nhất trong điều hành hành chính của các cấp chính quyền.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

(LĐTĐ) Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 để giải tỏa cơn nóng đầu mùa, nhiều người đã chọn đến biển Cửa Lò để hóng gió và tắm mát.
Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

(LĐTĐ) Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da.
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.

Tin khác

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

(LĐTĐ) Những ngày Tháng Tư lịch sử, dưới sắc cờ rực đỏ, trong niềm vui lớn lao mừng Ngày đất nước thống nhất, phóng viên Báo Lao động Thủ đô về lại “Đất thép thành đồng” Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chứng kiến biết bao sự đổi thay, phát triển nơi đây.
Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.
Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động