Kháng thuốc tăng vì lạm dụng Tamiflu
Tăng cường hợp tác xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử | |
Mỗi hoạt động đều vì lợi ích đoàn viên | |
Góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa |
Gia tăng bệnh nhi mắc cúm
Chỉ trong 2 ngày cao điểm 17 và 18/12, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội đã tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhi với các biểu hiện chủ yếu là sốt cao, ho, nhức đầu, sổ mũi… do mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, cúm A. So với thời điểm bình thường, số lượng bệnh nhi hiện đã tăng gấp 3 lần.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi trung ương, trong một tháng qua, số bệnh nhi mắc cúm đến khám cũng tăng gấp 3 lần so với những tháng trước đó, trong đó 1/3 số trẻ phải nhập viện điều trị nội trú, chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi. Riêng tại Trung tâm Y học lâm sàng và Các bệnh nhiệt đới của Bệnh viện đang điều trị cho hơn 70 trẻ bị cúm nặng và trung bình mỗi ngày tiếp nhận 15-20 ca mắc mới.
Bác sĩ Phạm Thị Như Hoa, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn thăm khám cho bệnh nhi. |
Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, bệnh cúm hay còn gọi là cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virut cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, ghi nhận các trường hợp mắc quanh năm. Đăc biệt, vào mùa đông, hay giao mùa đông xuân, số bệnh nhân, trong đó chủ yếu là trẻ em mắc cúm gia tăng. “Hiện nay, do thời tiết thay đổi thất thường, nóng chuyển lạnh đột ngột ngay trong ngày là điều kiện thuận lợi cho các virut đường hô hấp, trong đó có virut cúm phát triển.
Đặc biệt, việc thay đổi thời tiết thất thường khiến cho sức đề kháng cơ thể mỗi người, nhất là trẻ em bị giảm xuống… tạo điều kiện thuận lợi cho virut cúm dễ dàng lan truyền. Đáng lo ngại, số bệnh nhân tăng cao cũng khiến cho thuốc Tamiflu khan hiếm và tăng giá”, bác sĩ Dũng nhận định.
Không phải bệnh nhân nào cũng dùng Tamiflu
Trước tình trạng người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu trong những ngày qua, bác sĩ Dũng cho biết, 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi thì mới cần nhập viện điều trị. Và không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng dùng thuốc Tamiflu. Những trường hợp mắc cúm nếu nhẹ thì không cần thiết phải uống Tamiflu, bệnh sẽ tự khỏi. Thời điểm này, người dân cần hiểu đúng về thuốc Tamiflu để tránh tâm lý đổ xô mất tiền oan mua thuốc này vì lời đồn thổi là “thần dược” trị cúm”.
Lạm dụng thuốc Tamiflu sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. |
Bác sĩ Dũng lý giải: Tamiflu là thuốc kháng virut, nhưng không giống với hầu hết kháng sinh, nó không có khả năng tiêu diệt virut cúm. Bởi vì, Tamiflu là thuốc ức chế men neurominidase của virut cúm. Virut cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể, đi vào tế bào và nhân đôi, sau đó men này sẽ giúp virut cúm tách ra, rời khỏi tế bào chủ và đi tìm tế bào mới.
Tamiflu ức chế sự nhân lên của virut này, làm giảm sự phát tán của virut cúm trong cơ thể. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48 giờ đầu, có triệu chứng sốt và theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48 giờ, bệnh nhân chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng.
Theo Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, những người cần thuốc Tamiflu là bệnh nhân cúm với triệu chứng rõ ràng như sốt cao, dùng trong vòng 48 giờ đầu thì thuốc mới có tác dụng. Ngoài ra là đối tượng dễ bị biến chứng cúm nặng như trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi và người già trên 65 tuổi, bệnh nhân có bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, suy giảm miễn dịch…thì cần được bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc để điều trị kịp thời.
Để đáp ứng nhu cầu thuốc trong bối cảnh dịch cúm đang gia tăng, vừa qua, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, đã yêu cầu Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 - đơn vị cung cấp thuốc Tamiflu - khẩn trương nhập khẩu thuốc Tamiflu 75 phục vụ nhân dân. |
Bên cạnh đó, thuốc Tamiflu cũng gây ra một số tác dụng phụ. Theo các chuyên gia y tế, tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Tamiflu là có thể gây nôn ói. Ngoài ra có tiêu chảy, nhức đầu, gây độc thận ở những người có bệnh thận. “Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Bởi vậy, người dân không nên thổi phồng công dụng của loại thuốc này. Đáng lo ngại, việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng”, bác sĩ Dũng cảnh báo.
Tương tự, trước thực trạng số người mắc cúm tăng cao, khiến người dân có xu hướng lạm dụng sử dụng và tích trữ thuốc Tamiflu để phòng bệnh, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế nhấn mạnh: “Người dân không nên cho rằng Tamiflu là thuốc đặc hiệu trị bệnh và duy nhất chữa được bệnh cúm, mà đó chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị.
Vì vậy mà trong kế hoạch phòng chống dịch cúm của Bộ Y tế, dự trữ Tamiflu cũng không phải là phương sách số 1”. Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, không riêng gì cúm, với tất cả các bệnh khác, việc quan trọng nhất vẫn là công tác phòng bệnh, chú ý hơn cả là nhóm người già, trẻ nhỏ hay người mắc các bệnh lý mãn tính.
Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người. Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối.
Đặc biệt, mọi người cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Bên cạnh đó, người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virut cúm như thuốc Tamiflu, mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42