Khẳng định nguồn lực sáng tạo qua Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022
Hà Nội sẽ tổ chức lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2022 vào tháng 11 |
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo; Sở Văn hoá và Thể thao và Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) tổ chức, với sự phối hợp của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc UN-HABITAT và Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft).
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 là hoạt động thường niên thực hiện sáng kiến, cam kết với UNESCO khi Hà Nội gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo và là sự tiếp nối thành công của Tuần lễ Khơi nguồn Sáng tạo năm 2021.
Trình diễn thời trang trong khuôn khổ Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo 2021. |
Lễ hội năm nay đặt trọng tâm vào chủ đề "Thiết kế & Công nghệ", với quy mô sự kiện và không gian được mở rộng, hướng tới việc tạo điều kiện cho người dân Hà Nội và khách du lịch trong nước, quốc tế cùng tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không khí lễ hội. Sự kiện góp phần kết nối, mở rộng hợp tác giữa các tổ chức, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội về lĩnh vực thiết kế sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Sau lễ khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 được tổ chức vào 20h00 ngày 11/11/2022 tại Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, Lễ hội dự kiến có gần 50 hoạt động, sự kiện như: Triển lãm, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang nhiều yếu tố sáng tạo, tương tác, trải nghiệm, có tính giáo dục. Một số hoạt động triển lãm, trưng bày trong khuôn khổ Lễ hội sẽ tiếp tục mở cửa phục vụ công chúng đến hết tháng 11/2022 hoặc kéo dài hơn nữa.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 có sự mở rộng về quy mô các sự kiện cũng như không gian tổ chức các hoạt động. Các sự kiện diễn ra tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố, tập trung ở khu vực quận Hoàn Kiếm: Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật (22 Hàng Buồm), Trung tâm Thông tin Văn hoá Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ), Nhà Triển lãm (45 Tràng Tiền), Trung tâm Thông tin Triển lãm (93 Đinh Tiên Hoàng), toàn bộ không gian phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Trong dịp này, nhiều hoạt động hưởng ứng phong phú sẽ diễn ra tại các không gian khác như Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt (Bát Tràng, huyện Gia Lâm), khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức), phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), Không gian nghệ thuật Mơ Art Space, một số không gian sáng tạo văn hóa khác trên địa bàn Thành phố…
Lễ hội thu hút sự tham gia của hơn 50 đơn vị tổ chức, nhóm sáng tạo, hơn 50 nghệ sĩ tham gia triển lãm… Đặc biệt, không gian kiến trúc của Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 được Ban Tổ chức gửi gắm thông điệp kết nối truyền thống với hiện đại. Các công trình thiết kế độc đáo và mang tính biểu tượng như Cổng Sáng tạo, Không gian Hội nhập, Không gian Truyền thống, vừa là nơi diễn ra các sự kiện triển lãm, trưng bày, trình diễn, vừa là nơi người dân và du khách có thể tương tác và hình thành góc nhìn mới mẻ về Thủ đô Hà Nội sáng tạo.
Hướng đến và trở thành một phần của Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022, Ban Tổ chức phát động các cuộc thi thiết kế sáng tạo dành cho các nhà sáng tạo trẻ, nhằm khuyến khích sự tham gia của giới trẻ vào việc kiến thiết không gian thành phố tương lai. Có 4 cuộc thi được tổ chức và phát động trong thời gian diễn ra Lễ hội: Cuộc thi Thiết kế nghệ thuật công cộng 2022; Cuộc thi Ngôi nhà mơ ước; Cuộc thi Thiết kế nhanh - Bảo tồn và phát huy Di sản Nhà máy; Cuộc thi Ảnh cho thanh thiếu niên "Hà Nội một góc nhìn".
Qua sự kiện, thành phố Hà Nội kêu gọi toàn thể nhân dân Thủ đô cùng chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội - từ "Thành phố vì hoà bình" trở thành "Thành phố sáng tạo" của UNESCO, với nhiệm vụ trọng tâm là đặt sáng tạo vào trung tâm của sự phát triển bền vững, đưa Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07