Thành tựu qua 30 năm đổi mới

Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng

30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Đổi mới tư duy lãnh đạo điều hành, xây dựng Hà Nội với vai trò vị thế Thủ đô
Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã trải qua gần 30 năm. Đó là một công trình vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngay từ thời điểm đó cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn xác định đúng đắn đường lối, chủ trương đổi mới, hình thức, bước đi và cách tiến hành phù hợp.

Do vậy, công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta từng bước thu được những thành tựu ngày càng to lớn. Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hoá - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng
Hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế.

Kinh tế tăng trưởng, ổn định

Ngay từ Đại hội VI, Đảng ta khẳng định đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Đại hội VI đã đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên. Trong quá trình đổi mới Đảng ta nhận thức ngày càng cụ thể, sát thực tế hơn tính tất yếu, mục tiêu, bản chất, đặc trưng, cấu trúc, thể chế và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Trong Cương lĩnh năm 1991 và Văn kiện Đại hội VII, Đảng ta xác định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Những năm tiếp theo, Đảng ta đã nhận thức rõ kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ chỗ áp dụng cơ chế thị trường tiến đến phát triển kinh tế thị trường, đưa ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Từ Đại hội IX, Đảng ta khẳng định, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh và phân phối. Tiếp đó, Đại hội X của Đảng đã tiếp tục cụ thể hóa về định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Với Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), các vấn đề về mô hình, bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được làm sáng tỏ. Và tới Đại hội XI, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện với quan niệm: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đặc biệt Đảng ta nhận thức rõ hơn nội dung và các yếu tố bảo đảm định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu xuyên suốt là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội… Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh...

Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng
Xuất khẩu thủy sản phát triển.

Có thể nói qua 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả. Cụ thể, Quốc hội đã ba lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật, trên 70 pháp lệnh. Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 và hàng loạt bộ luật để thể chế hóa Hiến pháp 2013, cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý hình thành và thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

So với thời kỳ trước đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, qua 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có kết quả tăng trưởng rất ấn tượng. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó. Giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2011-2015, dù chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) và khủng hoảng nợ công (năm 2010), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng; chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng nếu ở giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt 21,4% thì trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt 28,94%.

Hiện nay, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đã chuyển dần từ sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường và trên cơ sở phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Chúng ta đã hình thành một số vùng kinh tế trọng điểm nhằm tạo động lực và sức lan tỏa phát triển, trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng. Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị lớn được hình thành. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân được tôn vinh và ngày một phát triển; trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có cải thiện đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số, giai đoạn 2011-2015 tăng đến 18%/năm. Xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng sản phẩm công nghiệp và giảm dần tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sản phẩm nguyên liệu thô. Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước.

Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng
Thành phố ngày càng hiện đại.

30 năm đổi mới cũng là chặng đường Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Hiện nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Chúng ta cũng đã tham gia ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (gồm 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN; 4 FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập); hoàn tất đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu và TPP; đang tích cực đàm phán 3 FTA khác (ASEAN - Hong Kong; EFTA; RCEP). Việc tham gia ký kết và đàm phán tham gia các FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, đặc biệt đến nay Việt Nam đã tham gia vào 3 chuỗi giá trị có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may, da giày.

Bước chuyển lớn về tư duy văn hóa

Bên cạnh những đổi mới về kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, văn hóa, đến an ninh - quốc phòng và đối ngoại đã đạt dược những thành tựu quan trọng. Trong quá trình đổi mới đó, đổi mới về văn hóa đã tạo nên sức sống mới, diện mạo mới của văn hóa Việt Nam. Mọi sinh hoạt xã hội ngày càng cởi mở, đời sống tinh thần được "cởi trói", văn hóa truyền thống được quan tâm nhiều hơn, văn hóa dân tộc được đặt đúng vị trí, lễ hội được phục dựng, đình chùa, miếu mạo được sửa sang tôn tạo, nhu cầu tâm linh được đáp ứng… Người dân được thụ hưởng những thành tựu của các nền văn hóa khác nhau và tiếp cận với các giá trị văn hóa nghệ thuật mới của thế giới và tạo ra những giá trị văn hóa mới. Đổi mới - văn hóa Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Công cuộc đổi mới và những thành tựu của khoa học công nghệ đã thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội.Tiềm năng văn hóa dân tộc được khẳng định, các lĩnh vực nghệ thuật phát triển, những giá trị văn hóa Việt Nam tỏa sáng, được thế giới công nhận là một phần không thể thiếu trong kho tàng quý giá của văn hóa nhân loại. Những thành tựu văn hóa trong thời kỳ đổi mới đã tác động tích cực đến đời sống xã hội và đạt được những kết quả mà trước đó chưa thể nào có được.

Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng
Giữ vững bản sắc văn hóa.

Đặc biệt sau nhiều năm đổi mới, chúng ta đã xác định trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người với các đặc tính cơ bản như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo… Và để xây dựng văn hóa con người cần xây dựng một hệ giá trị thích hợp để phát huy được những điểm mạnh và hạn chế thói hư tật xấu của người Việt. Cùng với đó là chuẩn bị các yếu tố cần thiết để chắt lọc thẩm thấu tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời loại bỏ các "dị tật" ngoại lai. Có thể nói đổi mới vừa là yêu cầu, vừa là đòi hỏi. 30 năm đổi mới, văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên nhiều lĩnh vực và chúng ta cũng đã có những bước chuyển lớn về tư duy văn hóa…

Một lần nữa có thể khẳng định những đổi mới trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đến an ninh - quốc phòng và đối ngoại... là nhờ có nhận thức đúng đắn, đổi mới tư duy lý luận của Đảng; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Những thành tựu đó bắt nguồn từ việc Đảng ta có đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện. Đảng ta đã nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại và vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam…

Những thành tựu đó là cơ sở để chúng ta củng cố lòng tin vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, khẳng định chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế giới là sản phẩm của sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù; đồng thời phê phán, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản động phủ nhận, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với ý nghĩa như vậy, thành tựu của 30 năm đổi mới ở nước ta thực sự đã góp phần quan trọng khẳng định sức sống mãnh liệt của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.

Giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, qua 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có kết quả tăng trưởng rất ấn tượng. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó. Giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2011-2015, dù chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) và khủng hoảng nợ công (năm 2010), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng; chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng nếu ở giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt 21,4% thì trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt 28,94%.

Xuân Sinh (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động