Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên sườn núi Tiêu Sơn

(LĐTĐ) Chùa Tiêu có tên gọi là Thiên Tâm tự. Chùa Tiêu nằm trên lưng chừng núi Tiêu, cách Hà Nội 20km về phía Bắc, dọc theo quốc lộ 1A thuộc phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ chùa ra tới quốc lộ khoảng 600m. Chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê và đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn còn mang kiến trúc mộc mạc truyền thống, cảnh quan thanh nhã.
Đầu Xuân về thăm ngôi Đền linh thiêng thờ các vị vua triều Lý

Chùa Tiêu là danh thắng nổi tiếng đồng thời là trung tâm phật giáo lớn và cổ xưa của nước ta. Đây là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng và là nơi Vạn Hạnh - vị Quốc Sư, người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, vị vua khởi dựng triều Lý, trụ trì và viên tịch.

Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Cổng chùa Thiên Tâm (tục gọi là chùa Tiêu) nằm trên sườn núi Tiêu Sơn

Chùa vốn có kiến trúc quy mô với hệ thống nhà Tam bảo, viện Cảm tuyền, nhà Tổ, Bảo tháp. Những công trình còn lại của chùa Tiêu hiện nay là sản phẩm kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn. Trong chùa, hệ thống tượng phật, tượng Thiền sư Vạn Hạnh, nhiều đồ thờ tự, bia đá, chuông đồng, hoành phi, câu đối là những hiện vật, tài liệu quý giúp cho việc tìm hiểu nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc.

Ngoài những công trình chính, chùa Tiêu còn có một số công trình phụ trợ như: Nhà khách, Nhà sư… Đặc biệt, chùa Tiêu còn bảo lưu được 14 tháp cổ của các vị sư nổi tiếng từng trụ trì ở đây. Ngoài ra, trên đỉnh núi Tiêu còn có pho tượng Thiền sư Lý Vạn Hạnh cao khoảng 5m.

Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Bức hoạ nằm trên đường lên chùa

Chùa Tiêu đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa năm 1991. Du khách về với khu di tích chùa Tiêu là tìm về những trang sử sống động tuổi ấu thơ của vua Lý Công Uẩn, bậc minh vương có công khai lập vương triều Lý và quốc gia Đại Việt. Về chùa Tiêu là về một vùng đất cổ với bao điều bí ẩn gắn với lịch sử, văn hóa đối với nhiều người của vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc và của dân tộc Việt Nam.

Một số hình ảnh đặc sắc về ngôi chùa:

Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Chùa Tiêu đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn mang kiến trúc mộc mạc truyền thống, cảnh quan thanh nhã.
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu

Chuông đồng Trường Liêu (Trường Liêu, còn gọi là chùa Lào) di vật giá trị đang được lưu giữ lại Chùa Tiêu

Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Những bức tranh nhân quả ba đời ở chùa nhắc nhở mỗi chúng ta phải sống đức độ, hiếu, nghĩa
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu

Tấm bia đá "Tiêu Sơn Hoài Cổ Thi”

Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Đường lên đỉnh núi Tiêu nơi có tượng Thiền sư Lý Vạn Hạnh là các bậc đá rất đẹp
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu

Tượng Thiền sư Lý Vạn Hạnh trên đình Núi Tiêu

Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Lầu Quan âm Bồ Tát được xây dựng trên dòng sông Tiêu Tương phía trước chùa
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên lưng chừng núi Tiêu
Chùa có nhiều cây xanh thoáng mát
Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn Thanh niên huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực huyện Phú Xuyên, đã tổ chức chương trình thăm, tặng ...
Lan tỏa lợi ích tích cực từ Hội thi "Sáng tạo video clip bài tập thể dục giữa giờ"

Lan tỏa lợi ích tích cực từ Hội thi "Sáng tạo video clip bài tập thể dục giữa giờ"

(LĐTĐ) Ngày 23/3, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết và trao giải Hội ...
Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

(LĐTĐ) Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, hiện Trung tâm đang cấp cứu ...
Tràn lan vi phạm lấn chiếm vỉa hè ở khu "phố sinh viên"

Tràn lan vi phạm lấn chiếm vỉa hè ở khu "phố sinh viên"

(LĐTĐ) Mỗi buổi tối khi các hàng quán bán đồ ăn vặt tại phố Triều Khúc bắt đầu mở cửa, vỉa hè tại khu vực này bị lấn chiếm, bàn ghế ...
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn ...
Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp xây dựng Dự thảo Luật Đất đai

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp xây dựng Dự thảo Luật Đất đai

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì vừa tổ chức hội nghị thảo luận lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật ...
Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

(LĐTĐ) Ngày 24 đến 26/3, sản phẩm du lịch mới kết nối Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với tên gọi “Tìm về kinh đô người Việt cổ” sẽ ra mắt ...

Tin khác

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.
Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.
Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.
Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

(LĐTĐ) Phát biểu tổng kết Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Hội thảo có ý nghĩa thiết thực cùng với các luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội.
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính sách thu hút và sử dụng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Khắc phục tình trạng Hà Nội thì “nuôi”, khi trưởng thành thì chọn nơi khác để phát triển.
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng những không gian sáng tạo là yếu tố then chốt, cần thiết để tạo ra sản phẩm văn hóa, mang đến lợi ích kinh tế - xã hội.
Phụ nữ, hãy giữ cho mình sự tự tôn!

Phụ nữ, hãy giữ cho mình sự tự tôn!

(LĐTĐ) Đêm muộn, sau một chuyến bay dài, tôi ngồi nghỉ tại sảnh của sân bay. Trong dòng người di chuyển ra phía cửa, ánh mắt tôi chạm vào một phụ nữ đang kéo một vali đồ khá nặng, tay dắt con nhỏ, tất tả bước vội theo một người đàn ông phong độ thảnh thơi xách một chiếc cặp nhỏ đi phía trước. Đứa bé bi bô gọi: “Bố ơi, chờ con...”. Dõi theo bóng họ, tôi lặng lẽ suy ngẫm về sự tự tôn của phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động