Khái niệm “made in”: Còn quan trọng trong hội nhập toàn cầu?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện tình trạng lạm dụng xuất xứ “Made in Việt Nam” để hưởng lợi miễn phí, hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong khi đó, do hội nhập toàn cầu, hiện nhiều nước trên thế giới đã không còn coi trọng khái niệm “made in”, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất…bởi nó xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” ở giai đoạn này có còn thực sự cần thiết?.
Đổi mới hoạt động Công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế Hội nghị AEM 52 hoàn tất thực hiện 2 sáng kiến thúc đẩy phát triển kinh tế ASEAN

Chưa giải quyết được cốt lõi của vấn đề

Mới đây, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (gọi là Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”). Về cơ bản, đề cương của Nghị định mà Bộ Công Thương đưa ra không có gì khác so với Dự thảo Thông tư Quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam đã được Bộ đưa ra lấy ý kiến từ tháng 8/2019.

Khái niệm “made in”: Còn quan trọng trong hội nhập toàn cầu?
Khái niệm “made in” hiện không còn quá quan trọng trong hội nhập quốc tế (ảnh: Đ.Đ)

Tại một hội thảo được tổ chức để lấy ý kiến về Dự thảo thông tư này, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, thông tư này chứa đựng những quy định về yêu cầu, tiêu chí để sản phẩm, hàng hóa được xác định là hàng hóa của Việt Nam, do đó không thể ban hành dưới hình thức Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương mà phải ban hành dưới hình thức của một Nghị định. Và đây là ý kiến duy nhất mà Bộ Công Thương tiếp thu, tính đến thời điểm trình hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”.

Trong hồ sơ đề nghị xin ý kiến xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” mà Bộ Công Thương vừa đưa ra, các quy định về hàng hóa xuất xứ Việt Nam hay hàng hóa của Việt Nam vẫn được giữ nguyên so với quy định đã đưa ra tại Dự thảo Thông tư trước đây. Và thực tế, Dự thảo Thông tư đã gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều về khái niệm hàng hóa của Việt Nam, hàng sản xuất tại Việt Nam hay hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm được thực hiện tại Việt Nam. Do đó, việc tiếp tục trình hồ sơ xây dựng Nghị định khiến nhiều chuyên gia không đồng tình.

Đề cập đến khái niệm “Sản xuất tại Việt Nam” theo các chuyên gia kinh tế, 2 khái niệm hàng hóa của Việt Nam và hàng hóa sản xuất tại (made in) Việt Nam là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khái niệm “made in” là chỉ một công đoạn được gia công sản xuất tại Việt Nam thôi. Còn “của Việt Nam” là của ai, của doanh nghiệp Việt hay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì thế, nếu không làm cho rõ ràng các khái niệm thì dù là Thông tư hay Nghị định vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề cốt lõi.

Chia sẻ ý kiến về nội dung xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” của Bộ Công Thương, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, Dự thảo Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” không có ý nghĩa vì vấn đề cần đưa ra phải là hàng hóa, sản phẩm do người Việt làm ra. “Giống như trường hợp xe Honda, dù lắp ráp ở Ấn Độ cũng vẫn được coi là sản phẩm của Nhật Bản. Đây mới là vấn đề quan trọng. Vì điều này đồng nghĩa với việc người Việt làm ra sản phẩm đó, người Việt Nam tự sáng tạo, thiết kế, không sao chép, được đăng ký bản quyền. Hoặc ít nhất thì những bộ phận chính của sản phẩm đó phải do người Việt sáng chế, tạo ra. Chuyện sản phẩm sản xuất ở đâu không quan trọng, nó có thể được sản xuất ở Việt Nam hoặc ở bất cứ một quốc gia nào khác”, ông Phú cho hay.

Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, ngoài việc cần đưa ra các quy định về hàng hóa do người Việt làm ra thì quy định về “hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam” rất khó đo lường, dễ bị lợi dụng, sơ hở và dễ nảy sinh cơ chế xin cho. “Dù tồn tại ở hình thức Thông tư hay Nghị định thì những khái niệm mà Bộ Công Thương đưa ra vẫn còn rối rắm, lúng túng, chưa thể rõ ràng như mong muốn và việc bị lợi dụng, mang danh sẽ còn tiếp tục xảy ra”, ông Phú khẳng định.

Cốt lõi vẫn là thương hiệu Việt Nam

Trước những ý kiến cho rằng, việc xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” sẽ làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp, bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa từ lâu đã là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Về vấn đề này, đại diện Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Dự thảo Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” sẽ không tạo thêm thủ tục hành chính mới cho doanh nghiệp. Nguyên tắc quản lý việc xác định và thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, chứng từ thương mại liên quan... theo nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm…

Mặc dù được xác định không tạo thêm thủ tục rườm rà với doanh nghiệp, tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, khái niệm “made in” đã không còn quan trọng trong thời đại hiện nay khi sản xuất chuỗi đã hiện diện trên toàn cầu. Bởi lẽ, vấn đề hiện nay không phải là đề cập đến hàng made in Việt Nam mà cốt lõi chính là hàng Việt Nam, thương hiệu Việt Nam.

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho rằng, hiện nay không cần quy định hay xây dựng công thức cho “Made in Vietnam”. Vì thế giới đã trải qua một cuộc cách mạng, đó là xuất xứ của thương hiệu. Thực tế vai trò của thương hiệu đã thay thế vai trò của sản phẩm hay sản xuất vì vai trò này không còn mang ý nghĩa trong thời đại hội nhập, toàn cầu hoá, phân công lao động hay chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. Thực ra, việc phân loại theo quốc gia sản xuất từ lâu đã lạc hậu, chính vì thế mà khái niệm “thương hiệu” ra đời.

Đồng tình với quan điểm của ông Quang, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hiện nay, chuỗi sản xuất hiện diện trên toàn cầu, một sản phẩm thương hiệu lớn có nhiều quốc tịch do mỗi công đoạn sản xuất ở một quốc gia khác nhau nên không thể xác định sản phẩm đó có xuất xứ ở đâu. Do đó ông chủ của sản phẩm, những người làm theo chuỗi thường rất coi nhẹ khái niệm “made in”. Đó chính là lý do cho dù những Louis Vuiton, Hermes dù được sản xuất ở bất kỳ đâu thì người ta cũng biết những thương hiệu này xuất xứ từ nước Pháp.

Do đó, điều quan trọng hiện nay không phải là tranh cãi hay xây dựng “made in” mà quan trọng nhất là phải có các chính sách thiết thực, thúc đẩy, cổ vũ tinh thần cho các doanh nhân Việt, tạo ra sản phẩm của người Việt Nam. Đây mới là điều quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. /.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.

Tin khác

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động