Kênh giúp nông dân vươn lên làm giàu
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa |
Hiệu quả đồng vốn
Hiện nay, Hội Nông dân huyện Đan Phượng quản lý tổng dư nợ vốn tín dụng chính sách trên 160 tỷ đồng, thông qua 78 Tổ tiết kiệm và vay vốn cho trên 2.900 hộ hội viên vay tại 16/16 xã, thị trấn. Qua công tác kiểm tra giám sát, các Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện nghiêm túc, minh bạch công tác xét duyệt cho vay, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích.
Từ một gia đình có nghề nấu rượu nếp cái hoa vàng truyền thống ở xã Hồng Hà, anh Nguyễn Văn Long đã mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để đưa thương hiệu sản phẩm làng nghề vươn xa hơn.
Sản phẩm nông nghiệp Đan Phượng nhờ sử dụng tốt nguồn vốn vay tín dụng. |
Năm 2008 được kết nạp vào Hội nông dân xã Hồng Hà và được sự quan tâm của Hội Nông dân các cấp, đặc biệt là Hội Nông dân huyện Đan Phượng, anh Nguyễn Văn Long đã được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Từ sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng ban đầu, đến nay anh đã xây dựng được thương hiệu rượu Long Trường Tửu với nhiều chủng loại như rượu táo mèo, ba kích, sâm cau, bách nhật,… nâng diện tích sản xuất lên 5.000m² đất xưởng, sản xuất 3.600 lít rượu/năm.
Không chỉ dừng lại ở đó, anh mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền đóng chai tự động để phục vụ sản xuất kinh doanh. Mạnh dạn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào quy trình chưng cất qua hệ thống lọc khử giúp bảo đảm các thông số đúng tiêu chuẩn về hàm lượng methanol, ethanol... trong sản phẩm.
Từ đó việc kinh doanh của gia đình anh ngày càng được thuận lợi. Thương hiệu Long Trường Tửu đảm bảo uy tín, chất lượng trên thị trường được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài Thành phố biết đến; quy mô sản xuất được mở rộng mang lại thu nhập cho gia đình và người lao động ngày càng cao.
Anh Long cho biết: “Gia đình tôi có 2 nhân khẩu đều là lao động chính. Kể từ năm 2017 tới nay tính trung bình trong năm doanh thu đã trừ chi phí mỗi lao động có thu nhập từ 16-18 triệu đồng /người/ tháng. Cơ sở sản xuất của gia đình cũng tạo việc làm cho 30 lao động ổn định thường xuyên có mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng và tạo việc làm cho từ 20 -25 lao động theo thời vụ”.
Đi đầu trong việc áp dụng mô hình VAC, ông Nguyễn Xuân Toản (thôn La Thạch, xã Phương Đình) đã liên kết với các hộ gia đình trong việc tạo nguồn sữa sạch, sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường. Trung bình mỗi năm cung cấp hàng chục tấn sữa cho các nhà máy sữa.
Thôn La Thạch có khoảng 40 hộ dân đang phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa, thu nhập trung bình của mỗi nhà ước tính lên tới hàng chục triệu đồng/tháng. Để mở rộng mô hình chăn nuôi, nhiều hộ dân của thôn La Thạch đã đến vùng bãi Đáy để thuê thêm đất mở rộng mô hình chăn nuôi bò sữa kết hợp với nuôi lợn và trồng trọt.
Cũng như nhiều hộ gia đình khác ở đây, ông Nguyễn Xuân Toản dành 0,5ha diện tích đất nông nghiệp để chăn nuôi bò sữa. Nhớ lại thời điểm khi quyết định bước ra từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lên làm trang trại với quy mô lớn, gia đình ông Toản còn nhiều khó khăn như vốn, kinh nghiệm chăm sóc còn chưa có nhiều, những lo lắng về những dịch bệnh đôi khi đã khiến ông chùn bước, thế nhưng quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp cùng sự động viên kịp thời từ gia đình, sự hỗ trợ của hội nông dân xã, huyện để tiếp cận nguồn vốn chính sách,… đã tiếp thêm động lực để ông tạo dựng được mô hình chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn, đầu tư bài bản.
Tiếp tục phát huy hiệu quả
Để hỗ trợ các hội viên nông dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình, ông Toản đã đứng ra liên kết với các hộ chăn nuôi bò để tạo nguồn sữa sạch, sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường. Trung bình mỗi năm ông hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi cho 10 hộ trở lên. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Hữu Cường, Lê Văn Thắng, Nguyễn Văn Lăng, Nguyễn Thị Dung… Các hộ có thu nhập bình quân đạt 185 triệu đồng/năm. Tạo việc làm cho nhiều người có thu nhập ổn định từ việc chăn nuôi bò sữa, thoát nghèo, cận nghèo.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết: “Đây là mô hình được hỗ trợ vay vốn chính sách. Ông Nguyễn Xuân Toản là người năng động, sáng tạo và nhạy bén trong cơ chế thị trường; dám nghĩ, dám làm, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai, nguồn vốn chính sách để nâng cao năng suất, mở rộng quy mô, nhân rộng mô hình, phát triển kinh tế ngày càng có hiệu quả”.
Theo ông Thiều Văn Son, nhằm thực hiện tốt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới", Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã chỉ đạo các cơ sở chú trọng lồng ghép chương trình tín dụng chính sách với công tác khuyến nông, khuyến ngư, chương trình OCOP để giúp nâng cao hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi.
Các cấp Hội đã tổ chức phát động phong trào, đăng ký 38 mô hình kinh tế, gồm 5 mô hình chăn nuôi, 23 mô hình trồng trọt, 2 mô hình nghề mộc, lúa cá, nuôi thỏ, trồng rau , bưởi…; xây dựng được 16 mô hình kinh tế tập thể điển hình như: mô hình trồng hoa Ly tại xã Liên Hồng; hoa Đồng tiền xã Đồng Tháp; hoa Đào xã Tân Lập…
Với việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nông dân trong việc sử dụng, phát huy nguồn vốn để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Phần lớn các hộ vay vốn ưu đãi có kế hoạch sản xuất, muốn vươn lên làm giàu… Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Hội Nông dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong đó có nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong việc ủy thác đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ngày càng cao và hiệu quả hơn.
Bảo Thoa
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07