Huyện Thường Tín: Phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa

(LĐTĐ) Thường Tín (Hà Nội) là vùng đất cổ có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, được biết đến là “đất danh hương, đất trăm nghề”. Những năm gần đây, huyện Thường Tín chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Hội phụ nữ Công an huyện Thường Tín: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách LĐLĐ huyện Thường Tín: Phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội

Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

Thường Tín là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi để phát triển Công nghiệp văn hóa, đặc biệt là Du lịch văn hóa. Theo đó, Thường Tín là vùng đất danh hương, toàn huyện có 68 nhà khoa bảng được ghi danh qua các triều đại phong kiến.

Trên địa bàn huyện có một quần thể di tích, văn hóa đồ sộ với 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 123 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 62 di tích cấp thành phố). Nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Đậu; Đền, bến Chương Dương; Đền thờ Nguyễn Trãi…

Huyện Thường Tín: Phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa
Trên địa bàn huyện có một quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ.

Gắn liền với di tích là lễ hội. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 lễ hội qui mô lớn và 26 lễ hội được tổ chức thường xuyên. Có những lễ hội tiêu biểu, đặc sắc như: Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên); lễ hội làng Từ Vân (xã Lê Lợi), lễ hội Chùa Mui (Tô Hiệu), lễ hội Chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi), lễ hội Đền Bộ Đầu (Thống Nhất)…

Không chỉ nức tiếng là “đất danh hương”, Thường Tín còn là mảnh đất trăm nghề. Toàn huyện có 126 làng nghề, trong đó có 49 làng được công nhận làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội; nhiều nghệ nhân được nhà nước và các tổ chức phong tặng, trong đó có 2 nghệ nhân Nhân dân.

Bên cạnh đó, Thường Tín cũng là một vùng đất có kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, được thể hiện thông qua văn học nghệ thuật, phong tục, tập quán, truyền thuyết… gắn liền với di tích, danh thắng, mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc và riêng biệt của từng địa phương. Toàn huyện có 129 di sản, là một trong những huyện có nhiều di sản trong danh mục di sản văn hóa của Thành phố Hà Nội.

Bà Trần Thị Mai, Phó Trưởng Phòng Văn hóa huyện Thường Tín cho biết, huyện Thường Tín có truyền thống đấu tranh anh dũng qua các thời kỳ lịch sử, năm 2002 nhân dân và lực lượng vũ trang huyện đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm phát phát văn hóa, vì vậy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của huyện không ngừng phát triển, hệ thống di tích được đầu tư tu bổ, phục hồi và phát huy tốt giá trị.

“Với tiềm năng, lợi thế như vậy, trong những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã xác định thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của huyện Thường Tín là du lịch sinh thái và du lịch tâm linh gắn liền với làng nghề truyền thống”, Phó Trưởng phòng Văn hóa huyện Thường Tín cho biết, Thường Tín thông tin.

Để du lịch văn hóa trở thành thương hiệu

Cũng theo bà Trần Thị Mai, hiện nay việc phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch đã và đang được huyện Thường Tín tích cực thực hiện. Theo đó, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vì vậy hoạt động du lịch trên địa bàn có chuyển biến, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đồng thời, tích cực tuyên truyền, quảng bá về đất danh hương, đất làng nghề; phối hợp với Sở Du lịch lắp đặt 6 biển chỉ dẫn du lịch; tổ chức 5 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch tại điểm và du lịch cộng đồng; tổ chức đưa các doanh nghiệp du lịch về khảo sát dịch vụ nhằm xây dựng tour, tuyến du lịch tại làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng thêu Quất Động, Thắng Lợi và khu vực phụ cận để phát triển du lịch.

Huyện Thường Tín: Phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa
Điểm du lịch sinh thái, làng nghề sinh vật cảnh xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận.

Huyện đã hoàn thành hệ thống tư liệu video và ảnh bằng công nghệ hiện đại về tiềm năng du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái; phối hợp với các cơ quan có liên quan của Thành phố lập hồ sơ: Dự án đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc và dự án “Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi”.

Thời gian qua, huyện cũng đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Điểm du lịch sinh thái, làng nghề sinh vật cảnh xã Hồng Vân và Điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái…

Để phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế và những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, nhằm từng bước phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô nói chung, của huyện Thường Tín nói riêng, Phó Trưởng Phòng Văn hóa huyện Thường Tín Trần Thị Mai cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện tới cơ sở trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, xác định cụ thể hóa bằng những giải pháp đồng bộ, thiết thực.

Trong đó, tăng cường quảng bá, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, các sản phẩm đặc thù của địa phương, các danh lam thắng cảnh với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, tạo điều kiện khai thác giá trị văn hóa của vùng đất địa linh nhân kiệt, giá trị các di tích lịch sử văn hóa, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp.

Chú trọng thu hút, đầu tư các nguồn lực; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, duy trì và phát huy các sản phẩm làng nghề truyền thống.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc phát huy những giá trị vốn có, huyện Thường Tín sẽ tiếp tục phát triển một số địa điểm có tiềm năng xây dựng thành các tour du lịch như điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh xã Hồng Vân; điểm du lịch sinh thái bãi Tự Nhiên và đình Thượng - đình Hạ (nơi tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung); điểm du lịch làng nghề Sơn mài Hạ Thái; Văn từ Thượng Phúc; Chùa Đậu; nhà thờ Nguyễn Trãi; Đền - Bến Chương Dương; các làng nghề truyền thống như: Tiện Nhị Khê, thêu tay Quất Động, Thắng Lợi, lược sừng Thụy Ứng...
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động