Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị
Liên tiếp triệt phá nhiều đường dây buôn bán ma túy | |
Người nghiện ma túy phá còng số 8, trốn khỏi xe áp tải | |
Cộng đồng chung tay hỗ trợ người nghiện ma túy |
Thời gian qua, trong quá trình thực hiện luật, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý đã từng bước đổi mới nội dung, hình thức, đẩy mạnh các biện pháp hướng tới đối tượng cần tập trung tuyên truyền. Thông qua đó, sự tham gia phòng, chống ma tuý của quần chúng đã tích cực và hiệu quả hơn.
Một đối tượng buôn ma túy bị lực lượng bộ đội biên phòng Hà Tĩnh bắt giữ. |
Nhận thức về trách nhiệm tham gia phòng, chống ma tuý của các cấp, các ngành và người dân đã được nâng lên. Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng người nghiện mới; hạn chế được tác hại của ma tuý đối với xã hội; năng lực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma tuý được nâng lên.
Công tác phối hợp giữa các lực lượng (Quân đội, Công an, Hải quan…) ở Trung ương và địa phương ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy được đẩy mạnh. Thời gian qua, ở nước ta đã xuất hiện nhiều loại ma tuý mới, đặc biệt là các chất ma túy tổng hợp, các chất hướng thần mới. Việc tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2015/NĐ-CP, trong đó bổ sung 15 chất ma tuý mới và 2 loại tiền chất đã kịp thời giúp cho cơ quan nội chính thực hiện tốt hơn nhiệm vụ điều tra, xét xử tội phạm ma tuý.
Từ năm 2011-2016, cả nước đã phát hiện điều tra 120.747 vụ, bắt 182.913 đối tượng, thu giữ gần 5 tấn heroin, 250,6 kg thuốc phiện, trên 2,6 triệu viên ma túy tổng hợp cùng nhiều vật chứng liên quan. Các cơ quan tố tụng đã truy tố, xét xử 90.290 vụ với 115.445 bị cáo, nhiều bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân. Như vậy, trung bình mỗi năm, các lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá trên 20.000 vụ, bắt giữ trên 30.000 đối tượng, thu số lượng ma tuý lớn, trong đó có nhiều vụ đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý có yếu tố nước ngoài, tồn tại nhiều năm. Công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, đạt tỷ lệ cao đã góp phần răn đe tội phạm và phòng ngừa xã hội. |
Đây là sự tiến bộ lớn đối với nhiều nước trong khu vực, bởi lẽ một số chất trong danh mục này đến nay vẫn còn chưa bổ sung vào danh mục các chất ma tuý trong Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên Hợp Quốc.
Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng ban hành quyết định quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý giữa các bộ ngành, gồm Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng… Việc ban hành quy chế này đã phát huy được trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, tăng cường cơ chế phối hợp trong việc trao đổi thông tin, cấp phép xuất nhập khẩu, thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp có sử dụng tiền chất.
Nhờ vậy, đến nay, chưa phát hiện những vụ sản xuất ma tuý với quy mô lớn trực tiếp từ nguồn tiền chất được nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam. Việc ban hành Chiến lược Quốc gia và Chương trình Quốc gia phòng, chống ma tuý đã tạo ra khung pháp lý dài hạn, với những định hướng cụ thể trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý như công tác phòng ngừa, công tác đấu tranh, cai nghiện ma tuý, xoá cây có chứa chất ma tuý, hợp tác quốc tế và xây dựng xã, phường không có tệ nạn ma tuý.
Theo Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, thông qua việc thực hiện Luật Phòng, chống ma tuý đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào công tác phòng, chống ma tuý; khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống ma tuý.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao trong Luật Phòng chống ma tuý, từ năm 2011-2016, Bộ Công an tham mưu giúp Chính phủ ban hành 2 Nghị định, 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 1 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an, tập trung vào các lĩnh vực: Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy; công tác quản lý, thống kê người nghiện ma túy; Chiến lược Quốc gia phòng, chống ma tuý và các Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma tuý giai đoạn 2011-2015 và Chương trình quốc gia phòng chống ma tuý đến năm 2020.
Nhìn chung các văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống ma tuý, góp phần tháo gỡ những vấn đề vướng mắc. Chiến lược Quốc gia và các Chương trình phòng, chống ma tuý trong từng giai đoạn đã xác định mục tiêu cụ thể, đề ra giải pháp và phân công trách nhiệm cho các cấp các ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44