Hương vị của nồi bánh chưng

(LĐTĐ) Trong nhịp sống hối hả hiện đại, có nhiều nét văn hóa dần bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt coi trọng đó là tục gói bánh chưng ngày Tết Nguyên đán. Đây là nét đẹp không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về. Với nhiều người, mùi thơm của nồi bánh chưng nghi ngút khói, lan tỏa trong không gian ấm cúng là một thứ mùi đặc biệt khiến họ phải thổn thức.
huong vi cua noi banh chung Hương của Tết
huong vi cua noi banh chung Lính cứu hoả khéo tay trổ tài gói bánh chưng
huong vi cua noi banh chung Tác hại khi ăn quá nhiều bánh chưng dịp Tết

Vào những ngày cuối năm, ai xa quê cũng mong hoàn thành sớm công việc để được về đoàn tụ với gia đình. Mơ ước cùng với gia đình quây quần gói bánh chưng. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con coi như món quà đầu năm mới.

huong vi cua noi banh chung
Gói bánh chưng là nét đẹp không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về (Ảnh: K.Tiến)

Là một người gốc Hà Nội, bà Nguyễn Thị Đức Lưu (phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày xưa, trước Tết khoảng vài, ba ngày, nhà nhà thường chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng để đến ngày 30 Tết cả nhà quây quần trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, ướp thịt để gói bánh. Nhưng có lẽ vui nhất là công đoạn nấu bánh và chờ bánh chín. Ngoài trời sương lạnh, buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng”.

Với người Việt, bánh chưng vẫn là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Vì ý nghĩa đó mà ngày nay dù rất bận rộn nhưng ở nhiều nơi, người dân vẫn vận động, rủ nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Làng Yên Trường (xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ví dụ. Dân làng bắt đầu gói bánh chưng Tết từ trung tuần tháng Chạp. Từ sáng sớm, các cụ đã vo gạo, rửa lá, đãi đỗ bên giếng cổ. Gạo nếp, đỗ xanh, lá dong đều được tuyển chọn kỹ càng. Những chiếc bánh chưng, bánh tét đều được gói thủ công bằng tay một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.

Ông Trịnh Bá Tín (người dân làng Yên Trường) chia sẻ: “Từ bao đời nay, người dân làng Yên Trường chúng tôi vẫn giữ gìn tục gói bánh chưng ngày Tết. Chúng tôi quan niệm rằng, đã cúng tổ tiên là phải có bánh chưng. Bánh chưng trong ngày Tết dâng lên tổ tiên thể hiện tình cảm với những người đã khuất.

Đặc biệt, mâm cơm ngày Tết mang ra mời khách phải có sắc màu xanh mướt của bánh chưng mới thêm phần đậm đà. Mỗi gia chủ đều muốn mời khách thử bánh chưng nhà mình, đó được coi như một điều may mắn với gia chủ và như một lời chúc may mắn cho năm mới. Có nồi bánh chưng mới có không khí ngày Tết”.

Không chỉ ở các vùng ngoại thành Hà Nội giữ được thói quen cũ mà ngay giữa nội đô, nơi đất chật người đông, bằng nhiều cách khác nhau người ta vẫn cố níu giữ nét truyền thống. Còn nhớ, Tết Nguyên Đán 2019, vì một số lý do riêng mà tôi có dịp ở lại Hà Nội trong những ngày cận Tết.

Trong buổi chiều 29 Tết, đi qua một ngõ nhỏ trên đường Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội), tôi vẫn bắt gặp hình ảnh nhiều gia đình hì hụi quây bạt một góc để cùng nhau nấu bánh chưng. Trên gương mặt của mỗi người hiện nguyên nét vui mừng, ấm áp và mãn nguyện. Chợt nghĩ, những phong tục tốt đẹp của người Việt đâu dễ mất đi, chỉ là nó lẩn khuất đâu đó mà thôi.

Nhắc đến hương vị của ngày Tết, ông Đinh Xuân Toàn (phố Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội) nói rằng, ông không thể quên kỉ niệm những đêm giáp Tết. Trời lạnh, cả gia đình thức thâu đêm ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa hồng, với những củ khoai được vùi sâu trong lớp than hồng rực, kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn trong một năm qua. Ông Toàn chia sẻ: “Vào những ngày từ 26 trở đi, Hà Nội vắng hơn thường lệ.

huong vi cua noi banh chung
Ảnh Kim Tiến

Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết là bà nhà tôi lại tất bật đi tìm lá dong, gạo ngon để gói bánh chưng. Đến đêm 29 Tết, tôi cùng gia đình con cái ngồi gói bánh chưng. Chúng tôi chỉ cho con, cháu cách gói sao cho đẹp, luộc sao cho bánh chín từ ngoài vào trong. Gia đình tôi vẫn giữ nguyên thói quen hàng chục năm nay, bởi chúng tôi mong muốn con cái, cháu chắt sau này vẫn được hưởng cái không khí, hương vị ngày Tết cổ truyền”.

Ông Trần Thanh Ca - Bí thư Chi bộ, Tổ dân phố số 4, phường Khương Trung chia sẻ: “Hằng năm, rất nhiều hộ gia đình ở đây vẫn còn giữ được truyền thống gói bánh chưng ngày Tết. Thậm chí, mọi người còn hào hứng tổ chức cuộc thi giữa các nhà để tạo không khí vui tươi giữa các hộ, giữa con cái với cha mẹ, ông bà với các cháu chắt. Tôi cho rằng truyền thống này nên được gìn giữ và phát huy đến mai sau”.

Hòa cùng sự phát triển của xã hội, bánh chưng cũng ngày càng trở nên phong phú về kích cỡ và hương vị. Vào những ngày cuối năm, tại sạp bánh ở khắp các khu chợ, từ nông thôn tới thành thị, người ta có thể lựa chọn cho mình các loại bánh chưng từ to đến nhỏ, với vị mặn hay ngọt, cũng có thể mua bánh chưng chay. Thế nhưng, mùi vị của bánh chưng ngày Tết của mỗi gia đình vẫn không thể lẫn vào đâu được.

Xa quê gần chục năm nay, chị Nguyễn Hoài Anh (hiện đang sinh sống tại Nhật Bản) vẫn thổn thức mỗi dịp Tết đến Xuân về. “Không phải bên này thiếu bánh chưng, khi cần lúc nào cũng có. Thế nhưng bao năm nay tôi vẫn khát khao được hít hà cái mùi vị bánh chưng đang nấu ngày Tết. Bởi đó là mùi vị của sự đoàn viên”, chị Hoài Anh cho biết.

Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm nét văn hoá của dân tộc, mà còn khiến cho mỗi chúng ta trân quý hơn một sản vật linh thiêng của ngày Tết sum họp. Mỗi khi nhớ đến bánh chưng người ta thường nghĩ ngay đến cái Tết và ngược lại. Nhịp sống hiện đại ngày nay tuy có bận rộn hơn, sung túc hơn nhưng truyền thống văn hóa ẩn sâu trong chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại mai cho mai sau.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động