Hướng đến hiện đại hóa công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn

(LĐTĐ) Nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu, những năm qua, tại Việt Nam, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn... xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều. Điều này đòi hỏi công tác dự báo khí tượng thủy văn cần phải được nâng cao hơn nữa, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và phát triển đất nước.
Tọa đàm “Giám sát đại dương – Dự báo cảnh báo thiên tai phục vụ sinh kế biển” Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam kỉ niệm 75 năm ngày truyền thống

Thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường

Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trong vòng 20 năm qua, trên toàn thế giới, ước tính các loại thiên tai đã tăng lên khoảng 75%, làm thiệt mạng hơn 1 triệu người và ảnh hưởng đến hơn 4 tỷ dân, gây thiệt hại kinh tế gần 3 nghìn tỷ USD.

Còn tại Việt Nam, thống kế của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho thấy, chỉ tính riêng trong 20 năm trở lại đây, các loại thiên tai như bão, lũ, lở đất… đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản trên 6,4 tỷ USD, khoảng 60% diện tích đất và hơn 70% dân số đứng trước rủi ro hứng chịu thảm họa từ thiên tai.

Đáng chú ý, thiên tai năm 2020 được đánh giá là có nhiều yếu tố bất thường, thậm chí là dị thường, khó lường. Đầu năm là hình thái thời tiết chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nhưng cuối năm lại chịu tác động của hiện tượng La Nina. Hệ quả là nắng nóng gay gắt ngay từ đầu năm, còn bão và mưa lớn dồn dập vào cuối năm. Đặc biệt, suốt nửa tháng 10/2020, gần như ngày nào ở miền Trung cũng xuất hiện mưa to đến rất to với lượng mưa vượt so mức trung bình từ 100 200%, thậm chí nhiều nơi vượt tới 300- 400%.

Thống kê của của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, trong năm 2020, ở nước ta đã xảy ra 16 loại hình thiên tai, cụ thể: 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22/10/2020 tại khu vực Trung bộ; 86 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long…

Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn
Mưa bão, thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều, và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của con người và tác động đến hệ sinh thái. (Ảnh: KTTVQG)

Thiên tai khốc liệt, cực đoan, bất thường, tình trạng “bão chồng bão, lũ chồng lũ” đã làm 288 người chết, 65 người mất tích và 876 người bị thương; 3.424 nhà sập, 333.050 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 509.793 lượt nhà bị ngập. Ngoài ra, các loại hình thiên tai cũng làm thiệt hại 196.887 ha lúa và hoa màu; 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trôi; hàng nghìn mét đê kè, kênh mương, bờ sông, bờ biển, đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại về kinh tế lên đến khoảng gần 40.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, thì những vấn đề của thời tiết, mưa bão, thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều, và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của con người và tác động đến hệ sinh thái trên toàn thế giới.

Đặc biệt, với Việt Nam, một quốc gia mà ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thì nhu cầu về thông tin thời tiết, về sự thay đổi mùa, càng cần thiết hơn bao giờ hết. Để hạn chế những tác động này, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đã không ngừng đầu tư khoa học công nghệ, nghiên cứu các lĩnh vực khí tượng thủy văn, thời tiết.

Theo ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Quốc gia, khách quan nhìn nhận, chất lượng dự báo của nước ta đã từng bước nâng lên và dần tiệm cận với các nước phát triển. Ngành Khí tượng thủy văn của Việt Nam đang tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đã và đang xây dựng mạng lưới ra đa, cảnh báo dông sét, tăng dầy mạng lưới quan trắc và tỷ lệ các trạm tự động, các mô hình dự báo tổ hợp… là những công nghệ giúp dự báo tốt hơn.

Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn
Ngành Khí tượng thủy văn của Việt Nam đang tiệm cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Ảnh: Thanh Tùng

"Tuy nhiên, khó khăn hiện nay, đó là mạng lưới quan trắc còn thưa, chỉ đạt mật độ 20-30 % mật độ so với khu vực, khoảng 50% trạm tự động, còn nhiều trạm đo thủ công. Nguồn lực đầu tư cho mạng lưới quan trắc, truyền tin, dự báo còn hạn chế. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường các bản tin dự báo, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất, chi tiết hóa các dự báo điểm… Đây là hành động cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương để làm sao đưa ra các bản tin gần thực tế, dễ sử dụng hơn", ông Trần Hồng Thái thông tin.

Hiện đại hóa năng lực dự báo

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1970/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2030 phát triển ngành Khí tượng thủy văn của Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á; đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; hình thành và phát triển được thị trường dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực. Đến năm 2045 phát triển ngành Khí tượng thủy văn của Việt Nam có trình độ, năng lực tương đương các nước phát triển trên thế giới.

Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn
Trạm khí tượng Hòn Ngư. Ảnh: Nam Nguyễn

Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tự động hóa đạt trên 95% đối với các trạm khí tượng, trạm đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao; phát triển, hoàn thiện mạng lưới trạm khí tượng thủy văn phục vụ nhu cầu của bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực có liên quan; 100% công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn được thực hiện quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.

Về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, Chiến lược phấn đấu dự báo khí tượng thuỷ văn hàng ngày trong điều kiện bình thường có độ tin cậy đạt 80-85%. Dự báo đủ độ tin cậy quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới trước 2-3 ngày; tăng thời hạn cảnh báo quỹ đạo và cường độ bão trước 3-5 ngày.

Dự báo, cảnh báo lũ đủ độ tin cậy cho các hệ thống sông lớn ở Bắc Bộ trước 2-3 ngày, ở Trung Bộ trước 1-2 ngày, ở Nam Bộ trước 10 ngày; tăng chất lượng dự báo định lượng mưa lớn trước 2-3 ngày lên thêm 5-10% so với năm 2020; cảnh báo đủ độ tin cậy lũ quét, sạt lở đất trước 6-24 giờ; tăng thời hạn dự báo thời tiết đến 10 ngày, cảnh báo xu thế diễn biến một số hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm đến 1 tháng, cảnh báo hiện tượng ENSO và tác động đến Việt Nam, hạn hán, xâm nhập mặn từ 3 tháng đến 1 năm.

Đồng thời, cung cấp 100% thông tin phân vùng thiên tai, rủi ro thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước phục vụ việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án trọng điểm của quốc gia.

Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn
Dự kiến đến năm 2030 tự động hóa đạt trên 95% đối với các trạm khí tượng. Ảnh: KTTVQG

Giải pháp mà Chiến lược đưa ra là hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, tăng cường quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn; hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin, nâng cao năng lực công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; đẩy mạnh xã hội hoá, thương mại hóa, xây dựng và hình thành thị trường dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn; phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường họp tác quốc tế khí tượng thủy văn…

Chia sẻ về những mục tiêu được ngành đặt ra trong chặng đường tiếp theo, ông Trần Hồng Thái cho biết với vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, đặc biệt là trong công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, đầu tư cho ngành Khí tượng thủy văn cần đi trước một bước để cung cấp kịp thời, chính xác thông tin và luận cứ khoa học về khí tượng thủy văn cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong giai đoạn sắp tới, ngành sẽ tập trung các nguồn lực để phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hoá và tự động hóa, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật khí tượng thủy văn trong phạm vi cả nước, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, trọng tâm là dự báo, cảnh báo các thiên tai liên quan đến bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

(LĐTĐ) Dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiều công nhân vẫn miệt mài thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

(LĐTĐ) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 416 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có bốn khu chế xuất với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha và tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.
Nỗ lực quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô

Nỗ lực quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô

(LĐTĐ) Trong những năm qua, tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề cấp bách của thành phố Hà Nội. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm ra những giải pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô.
Thời tiết ngày 15/4: Hà Nội trời nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

Thời tiết ngày 15/4: Hà Nội trời nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ cao nhất là 33 độ C.
Dự báo thời tiết ngày 14/4: Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng xảy ra cục bộ

Dự báo thời tiết ngày 14/4: Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng xảy ra cục bộ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 14/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, nắng nóng xảy ra cục bộ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 13/4, khu vực Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết ngày 12/4: Hà Nội sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 12/4: Hà Nội sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Doanh nghiệp và trách nhiệm với môi trường

Doanh nghiệp và trách nhiệm với môi trường

(LĐTĐ) Bảo vệ môi trường từ lâu luôn là một trong những vấn đề nan giải đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy, quá trình tăng trưởng nhanh cùng với cơ cấu kinh tế chưa hoàn thiện, đã bộc lộ những thách thức lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để giải quyết thực trạng này, theo các chuyên gia về môi trường, bên cạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước rất cần sự đồng hành, sáng tạo và trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động