Hưng Yên đồng tâm, hiệp lực biến mục tiêu thành hiện thực

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống hơn 190 năm xây dựng và phát triển, là một trong những chiếc nôi truyền thống cách mạng, tự hào là địa phương thuộc Vùng Thủ đô, Hưng Yên sẽ làm gì để phát huy lợi thế xây dựng tỉnh phát triển giàu đẹp? Đây cũng chính là nội dung đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên trả lời phỏng vấn trên báo Lao động Thủ đô nhân Xuân Nhâm Dần 2022.
Xây dựng tỉnh Hưng Yên ngày càng văn minh, giàu đẹp Nhãn lồng Hưng Yên từng bước lên các sàn thương mại điện tử trong mùa dịch Kết nối tiêu thụ nhãn, nông sản Hưng Yên với 61 điểm cầu tại các quốc gia và vùng lãnh thổ

Phóng viên: Để tiếp nối truyền thống vẻ vang hơn 190 năm xây dựng và phát triển, nhân Xuân mới Nhâm Dần, xin đồng chí điểm qua một số thành quả về kinh tế - xã hội cũng như những mục tiêu trong thời gian tới; đặc biệt khi Hưng Yên là địa phương nằm trong Vùng Thủ đô theo Quyết định của Thủ tướng?

Hưng Yên đồng tâm, hiệp lực biến mục tiêu thành hiện thực
Đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên.

Đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa: Vùng đất Hưng Yên có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nằm ở châu thổ sông Hồng, trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Đến thế kỷ XVI-XVII, nơi đây đã nổi tiếng với địa danh Phố Hiến - chốn phồn hoa đô hội, nơi hội tụ bốn phương - một tiểu Tràng An, thương cảng hàng đầu của đất nước như từng được truyền tụng qua câu ca “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Năm Minh Mệnh thứ XII (năm 1831), danh xưng Hưng Yên với hàm ý gửi gắm ước vọng về vùng đất mãi hưng thịnh, yên bình chính thức được khai sinh. Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịch sử 190 năm của tỉnh và khẳng định vị thế với những thành tựu rực rỡ mà cư dân nơi đây đã tạo dựng. Đồng thời, Hưng Yên cũng là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt, sau 25 năm tái lập và không ngừng nỗ lực vươn lên, quán triệt và triển khai hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân tỉnh Hưng Yên đã phát triển nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Kinh tế liên tục tăng trưởng cao (bình quân 10,21%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế); quy mô GRDP tăng 43,5 lần và đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố; kim ngạch xuất khẩu tăng 233 lần; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp (tỷ trọng công nghiệp và xây dựng hiện chiếm khoảng 64%).

Thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh, gấp hơn 210 lần và trở thành 1/16 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách Nhà nước, có điều tiết về ngân sách Trung ương từ năm 2017. Hưng Yên cũng thu hút được vốn đầu tư lớn từ khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài khi có hơn 2.000 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 244.000 tỷ đồng và gần 6 tỷ USD; có hơn 13.400 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 144.000 tỷ đồng.

Hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn, đô thị phát triển tương đối đồng bộ... An sinh xã hội, mức độ hưởng thụ, chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt (GRDP bình quân đạt 87,7 triệu đồng/người, gấp 35 lần). Tỷ lệ hộ nghèo giảm và ở mức thấp (hiện chỉ còn 1,32%). Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ.

Hưng Yên đồng tâm, hiệp lực biến mục tiêu thành hiện thực
Phát huy truyền thống vẻ vang, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên quyết tâm xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh. (Ảnh: Lễ kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh Hưng Yên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất)

Về mục tiêu trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nêu rõ: Đến năm 2030, Hưng Yên đặt mục tiêu là tỉnh giàu đẹp, văn minh, có công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước. Đến năm 2045 là thành phố thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa của Trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Trong đó, Đảng bộ tỉnh thực hiện 3 đột phá gồm xây dựng, triển khai, quản trị quy hoạch phát triển một cách bài bản, khoa học gắn với chiến lược phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 dựa trên 3 trụ cột chính: Phát triển công nghiệp công nghệ cao - thương mại, dịch vụ hiện đại - đô thị sinh thái, thông minh; huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Điều tôi muốn nhấn mạnh, tất cả các mục tiêu và tầm nhìn như đề cập ở trên mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đã đề ra đều đặt vào tổng thể phát triển chung của Vùng Thủ đô như Quyết định số 768 của Thủ tướng Chính phủ. Tôi tin tưởng rằng, Hưng Yên sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn nữa, cùng cả nước thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Phóng viên: Để biến mục tiêu đưa Vùng Thủ đô về đích theo đúng lộ trình như Quyết định của Thủ tướng đã đề ra, vừa qua, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết về chủ trương triển khai dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, trong đó có đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên. Xin đồng chí cho biết chủ trương của tỉnh đối với dự án đặc biệt quan trọng này?

Đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa: Như chúng ta đều biết, giao thông là mạch máu của nền kinh tế. Để Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm, việc triển khai gắn kết giao thông toàn Vùng có nghĩa quyết định mang tính đột phá. Do đó, việc triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ và các địa phương thuộc Vùng Thủ đô. Với Hưng Yên, dự án đường Vành đai 4 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2030, thúc đẩy liên kết Vùng và giao lưu kinh tế, đồng thời mở rộng không gian và tạo động lực phát triển các đô thị, khu công nghiệp, xây dựng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trung tâm logistics, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Theo tôi được biết trong văn bản mà thành phố Hà Nội trình Chính phủ (Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 19/8/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội), thì tuyến đường Vành đai 4 đi qua tỉnh Hưng Yên dài khoảng 19,3km, trong đó Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo hình thức PPP, BOT, với kinh phí khoảng 60.486 tỷ đồng (trong đó đoạn qua tỉnh Hưng Yên khoảng 10.572 tỷ đồng), do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan có thầm quyền.

Tỉnh Hưng Yên được giao làm chủ đầu tư: Tiểu Dự án 1B (công tác giải phóng mặt bằng) với kinh phí khoảng 3.149 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương hỗ trợ) và Tiểu Dự án 2B (công tác xây dựng đường bên) với kinh phí khoảng 1.412 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương). Về cơ bản, tỉnh Hưng Yên rất ủng hộ dự án này và sẵn sàng triển khai khi được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt. Hưng Yên sẽ bàn bạc, phối hợp với thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và các bộ, ngành liên quan thống nhất các phương pháp triển khai.

Hưng Yên đồng tâm, hiệp lực biến mục tiêu thành hiện thực
Hình thành các khu đô thị hiện đại để kết nối Vùng Thủ đô.

Xuân mới Nhâm Dần, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên luôn thấm nhuần bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh: “Tỉnh cần đặc biệt chú trọng nhiệm vụ giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc của quê hương khởi nguồn, cái nôi của phong trào xây dựng Gia đình văn hóa Việt Nam theo đúng tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc mới đây. Phát triển văn hóa thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển". Đặc biệt, phải khơi dậy lòng tự hào về truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền thống lịch sử văn hóa, con người Hưng Yên, từ đó khơi dậy khát vọng, ý chí quyết tâm xây dựng và phát triển quê hương Hưng Yên phồn vinh, hạnh phúc”.

Là một bộ phận của Vùng Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên sẽ đồng tâm, hiệp lực để cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương trong vùng quyết tâm xây dựng thành công Vùng Thủ đô để góp phần vào mục tiêu xây dựng đất nước mạnh giàu.

Nhân Xuân mới Nhâm Dần 2022, xin gửi tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương Vùng Thủ đô lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

M.PHƯƠNG - L.HÀ (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động