Hùng vĩ Kỳ Sơn

(LĐTĐ) Kỳ Sơn là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, mảnh đất này lại được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất hoang sơ, độc đáo. Nhờ đó trong những năm qua Kỳ Sơn đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, khám phá.
Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương Trồng “vàng” cho ngày mai

Đất - Trời tươi xanh, hùng vĩ

Huyện Kỳ Sơn nằm cách thành phố Vinh 250 km, có 98% diện tích tự nhiên là đồi núi với đường biên giới dài 203,409 km. Huyện tiếp giáp với các huyện Noọng Hét, Mường Mọc (tỉnh Xiêng Khoảng) và huyện Mường Quắn (tỉnh Hủa Phăn) của nước bạn Lào; có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và nhiều lối mở qua biên giới.

Hùng vĩ Kỳ Sơn
Huyện Kỳ Sơn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, giàu bản sắc.

Không chỉ có thế mạnh về tự nhiên, với 5 hệ đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống từ lâu đời, người dân Kỳ Sơn còn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa, lịch sử đặc sắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều du khách đã đến để tham quan, khám phá những giá trị không thể trộn lẫn của vùng đất nơi địa đầu biên cương xứ Nghệ này. Các địa danh được nhắc nhiều nhất khi về với Kỳ Sơn là cổng trời Mường Lống, đỉnh Puxailaileng, Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, tháp cổ Yên Hoà, rừng Pơmu ở Tây Sơn, Huồi Tụ…

Có lẽ địa danh được nhắc đến đầu tiên khi đến với Kỳ Sơn là xã Mường Lống, nơi được mệnh danh là “Sa Pa, Đà Lạt của Xứ Nghệ”. Cách thị trấn Mường Xén khoảng 40km, Mường Lống nằm trong một thung lũng có độ cao gần 1500 m so với mặt nước biển. Những cung đường uốn lượn, những khúc cua tay áo, một bên là vực sâu hiểm trở nơi cổng trời luôn là niềm đam mê của những “phượt thủ” khi đến Mường Lống để khám phá.

Cổng trời Mường Lống - nơi gặp gỡ giữa đất và trời sở hữu một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn, huyền ảo. Sau những cơn mưa, thung lũng Mường Lống trở thành một biển mây bồng bềnh trắng xoá như chốn Bồng Lai tiên cảnh. Mây trắng quyện cùng sắc hoa mận, hoa đào tạo nên một không gian ảo diệu nhưng cũng rất đỗi yên bình, thơ mộng. Đến Mường Lống, du khách có thể chụp được những bức ảnh độc đáo, đầy chất nghệ thuật.

Mường Lống không chỉ đẹp về cảnh sắc, con người nơi đây cũng rất đỗi thân thiện. Những người Mông trong bộ đồ sặc sỡ luôn vui vẻ trò chuyện, trả lời các câu hỏi của du khách về văn hóa, lịch sử, cây trồng, vật nuôi. Họ sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn du khách khám phá mảnh đất này.

Khi đến thăm Mường Lống, du khách có thể thưởng thức những đặc sản tuyệt ngon như: xôi ép, cơm lam, gà nướng, bò giàng, măng núi, lợn đen và rượu ngô. Rau củ Mường Lống mùa nào thứ đó, xanh tươi và ngọt lịm nhờ khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng cùng bàn tay người cần mẫn chăm bẵm.

Từ thị trấn Mường Xén, men theo Quốc lộ 7 chừng 25km du khách sẽ đến Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Nơi đây vào Chủ nhật hằng tuần sẽ diễn ra một phiên chợ sôi động và độc đáo. Chợ biên Việt - Lào được tổ chức ngay gần cửa khẩu, trước đây mỗi tháng chợ được tổ chức 2 ngày (14 và 29 âm lịch). Tuy nhiên, do nhu cầu người dân ngày càng tăng cao, chính quyền 2 nước Việt - Lào đã quyết định mở chợ vào Chủ nhật của mỗi tuần. Tại chợ phiên, du khách có thể trải nghiệm mua sắm các món ăn đặc sản, các loại hàng hoá, đồ dùng do đồng bào dân tộc 2 nước Việt, Lào tự tay làm ra.

Một địa danh nữa không thể không nhắc đến khi về Kỳ Sơn, đấy là đỉnh Puxailaileng - đỉnh núi cao 2.720m thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi. Từ trung tâm xã Na Ngoi, du khách đi xe ô tô bán tải khoảng 15 km đến Trạm Biên phòng Buộc Mú (thuộc Đồn Biên phòng Na Ngoi), từ đây, bắt đầu hành trình leo núi, chinh phục đỉnh Puxailaileng bằng cách đi bộ theo đường tuần tra biên giới. Vào mùa thu và mùa đông, trên đỉnh Puxailailengnổi lên những thảm mây bồng bềnh, hư ảo, vào mùa hè, thời tiết nơi đây vô cùng mát mẻ.

Về Kỳ Sơn, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng mà còn có thể hòa mình vào các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Kỳ Sơn có 5 hệ dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Khơ mú, Kinh và Hoa. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, nếu người Mông có lễ hội chọi bò, chọi trâu, ném pao, hát cự xia… cùng trang phục sặc sỡ và tiếng khèn réo rắt thì người Thái với những nếp nhà sàn cổ kính, lễ hội Khàu Búa Sa, lễ mừng lúa mới… bên chén rượu cần với những điệu lăm vông, khắc luống mời gọi đầy hấp dẫn.

Đẩy mạnh khai thác du lịch

Trò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn chia sẻ, huyện đang trong quá trình thực hiện Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Từ các hoạt động du lịch, huyện đang kỳ vọng sẽ là động lực để bà con miền biên viễn thay đổi nhận thức, suy nghĩ, tập quán làm kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, từng bước ổn định cuộc sống.

Kỳ Sơn có nền tảng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch canh nông, du lịch cộng đồng…Để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện, cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan và phát triển nguồn lực du lịch, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch và đặc biệt gắn với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Hiện nay, toàn huyện có 05 cơ sở lưu trú và 06 homestay với hơn 100 phòng. Du lịch trên địa bàn huyện đã và đang hình thành các điểm đến như: Mường Lống, Mỹ Lý, Na Ngoi, Nậm Cắn, đền Pu Nhạ Thầu, chợ biên Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; huyện phát triển các mặt hàng đặc trưng, xây dựng thương hiệu OCOP như: Bò giàng, thổ cẩm, gà đen, gừng, chè Tuyết Shan,…Theo số liệu thống kê, lượng khách du lịch đến Kỳ Sơn trong năm 2023 đạt hơn 7.000 lượt người.

Thời gian tới, Kỳ Sơn sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đó là đường giao thông, điều kiện ăn ngủ, tiện nghi sinh hoạt, vệ sinh, nước sạch, viễn thông và các dịch vụ kèm theo; củng cố, duy trì và từng bước nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng, các Homestay. Tại các điểm du lịch cộng đồng, trên cơ sở thế mạnh của từng tộc người, sẽ tăng cường khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Có chính sách hỗ trợ, bảo đảm xây dựng các mô hình du lịch có bản sắc, hiệu quả và khả thi.

“Cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân toàn huyện, Kỳ Sơn luôn mong muốn có sự chung tay, đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, phát triển du lịch nhằm từng bước ổn định đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Hy vọng Kỳ Sơn là điểm đến ấn tượng, thân thiện, mến khách, để lại niềm vui, những tình cảm tốt đẹp cho nhiều người” - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng bày tỏ.

Không chỉ có thế mạnh về tự nhiên, với 5 hệ đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống từ lâu đời, người dân Kỳ Sơn còn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa, lịch sử đặc sắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều du khách đã đến để tham quan, khám phá những giá trị không thể trộn lẫn của vùng đất nơi địa đầu biên cương xứ Nghệ này. Các địa danh được nhắc nhiều nhất khi về với Kỳ Sơn là cổng trời Mường Lống, đỉnh Puxailaileng, Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, tháp cổ Yên Hoà, rừng Pơmu ở Tây Sơn, Huồi Tụ…

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

(LĐTĐ) Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Xem thêm
Phiên bản di động