Hồn sen Hà Thành

(LĐTĐ) Từ xa xưa bông hoa, chiếc lá đã sớm được các nghệ sĩ đưa vào trong thi ca. Vì mang hình tượng nghệ thuật, nên có nhiều loài hoa và cây không có thật trong thực tế, ví như lá diêu bông trong thơ của Hoàng Cầm, hay hoa thảo mưa trong tranh vẽ Nguyễn Quang Thiều. Chúng ta cũng được biết câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. Thế nhưng, “Cành hoa sen” được lưu truyền trong văn học dân gian ấy có thật trong một ngôi chùa ở Hà Nội.
hon sen ha thanh “Thị cô Tấm” xuống phố, hút khách người dân Hà Thành
hon sen ha thanh Hà Thành thu chớm

“Tát nước đầu đình” vốn là bài ca dao nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Cành sen trong câu ca dao trên đã khiến nhiều người yêu thích nền văn học dân gian nước nhà, trong đó có tôi tìm về chùa Đại Bi (chùa Bối Khê) - làng Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để mục sở thị loài sen vừa quen vừa lạ này. Và khi nhìn thấy tấm biển ghi “Cây sen đất”, tôi lại nhớ đến câu dân ca Thanh Hóa: “Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng giăng”. Cây sen ở đây không phải là cây sen chúng ta vẫn thường thấy ở các đầm hồ vào mùa hạ, hoa màu hồng hay màu trắng, hương ngan ngát thanh cao, lá to bằng cái nón mà tuổi thơ khi đi học qua đầm sen, chúng ta thường ngắt để đội đầu, che nắng, che mưa.

Sen đất chùa Đại Bi là một cây thân mộc, cao khoảng 7 - 8 mét, còn được gọi với cái tên mỹ miều Hạ Liên Lan. Lá sen đơn hình bầu dục, mép lá không có răng cưa, mặt trên xanh bóng như có dầu, mặt dưới màu nâu ngà sang vàng nhạt. Khuôn lá dài chừng 15cm, bản rộng chừng 6cm. Nhìn dáng cây và lá có cái gì đó vừa giống họ trà, lại vừa giống họ đa. Hoa sen đất có màu trắng đục, cánh cứng như hoa trứng gà, nụ trông hệt như một cái nụ hoa sen nước, khi nở hết cỡ xòe to bằng cái bát ăn cơm. Hương hoa phảng phất mùi hoa mộc hay hoa đại.

hon sen ha thanh
Chùa Đại Bi, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nơi giữ cành sen đất trong ca dao

Một mùi hương rất hợp với đình, chùa, miếu, phủ. Hoa của loài sen này đã trổ dưới những tán lá sen, từ những cành sen. Hai cây sen trong vườn chùa Đại Bi, những cành sen này, những bông hoa này đã đứng giữa trời đất nắng mưa, đã đâm chồi nảy lộc, đã quang hợp và xanh màu diệp lục, đã nở và tỏa hương quanh ngôi chùa này qua rất nhiều năm tháng. Nhiều cụ già trong làng bảo, chẳng biết sen trồng từ bao giờ và do ai trồng. Khi các cụ sinh ra đã thấy sen mọc tươi tốt rồi.

Theo sư thầy Đàm Phượng – Trụ trì chùa Đại Bi, không chỉ chùa làng Bối Khê mới có giống sen đất mà ở Hà Nội, trong khuôn viên chùa Quán Sứ, chùa Lý triều Quốc Sư ở phố Lý Quốc Sư cũng có một cây. Trước đây, họ Phạm sinh sống tại số 20 Lò Sũ (Hà Nội) cũng có một cây giống hệt sen đất chùa Đại Bi. Tổ tiên họ Phạm xưa có nghề buôn dầu, nhờ chăm chỉ làm ăn trời cho phát đạt mới quyết chí trồng một cây Hạ Liên Lan sau vườn với ý nghĩa để phúc cho con cháu đời sau. Trải qua hơn trăm năm, cây lan quý đã thành cổ thụ và đơm hoa sum xuê mỗi khi vào mùa. Hai năm trước, gia đình họ Phạm chuyển nhà, không có điều kiện mang theo, cây về với chủ mới đã chết khô!

Sen đất là giống hoa kén đất, kén người chăm. Vì thế đã có nhiều tay chơi, nhiều người ham thích sự lạ kỳ, thậm chí cả công viên cây xanh cũng cử cán bộ đến xin giâm, chiết cành từ cây quý nhà họ Phạm về trồng nhưng đều thất bại. Có một điều lạ, cây sen đất tổ chùa Đại Bi, người ta chiết cành đem đi nơi khác trồng đều không được. Có người bảo linh khí của cây nhớ đất tổ nên chẳng chịu hợp thổ nơi khác. Có người lại bảo sở dĩ cây tồn tại qua hàng trăm năm nay là nhờ uống nước nguồn của con sông Đỗ Động chảy qua làng. Bằng chứng là chỉ hai cây sen đất được chiết từ hơn 40 cành cây tổ là sống được tại chùa Đại Bi hiện nay. Hai cây sen này, giờ đã vươn cao chạm mái đình, mùa nào cũng đơm hoa dù trước đó trong thời gian cải tạo chùa, nó là nơi tập trung vật liệu xây dựng của cánh thợ.

hon sen ha thanh
Sen đất chùa Đại Bi, loài hoa đã đi vào thi ca dân gian Việt Nam

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng ban bảo vệ di tích chùa là người có chăm chút cho hai cây sen này lớn lên, kể lại: “Những ngày trùng tu chùa, nhiều người không biết giống cây này là bảo bối của làng chúng tôi nên cứ tập trung cát sỏi vôi vữa cạnh gốc cây. Ba năm trời trùng tu chùa là ba năm phải dọn dẹp chỗ họ bày bừa để có chỗ chăm bẵm, tưới tắm hằng ngày cho cây. Không phụ công người chăm bẵm, hai cây hoa nhỏ đã vươn lên”. Tấm biển bằng đá có hẳn bức ảnh giới thiệu về hoa được trân trọng dựng hai bên lối vào chùa. Các cụ trong làng không giấu nổi tự hào vẫn ví hai cây hoa như hai vị bồ tát canh giữ cửa thiền, là tấm gương để nhân gian soi vào giũ sạch bụi trần trước khi chiêm bái đức Phật tổ. Để bảo tồn linh vật của làng, các bô lão Bối Khê đã quyết định không cho phép chiết cành sen đất đi nơi khác.

Chùa Đại Bi làng Bối Khê thờ ngài Thánh Bối - một cao tăng đắc đạo và hóa ở chùa Trăm Gian (Thạch Thất, Hà Nội). Bối Khê là quê hương của ngài. Chùa làng Bối Khê ẩn dưới tầng lá mát rượi bóng đề, đa cổ thụ ba người ôm không xuể, kề bên là hàng loạt di tích cổ kính khác. Trên gác chuông chùa có treo quả chuông đồng đường kính 60cm, cao 1m, đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Chùa được dựng vào thời Trần, khoảng năm 1338, toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hợp thành kiểu nội công ngoại quốc.

Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng xanh mát những cây đại, móng rồng, sen cạn... Hai bên là hai hồ sen, cũng là giếng nước sinh hoạt cho dân làng trước đây, nay là nơi biểu diễn văn nghệ trong dịp hội chùa. Trong số 58 pho tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy..., chẳng hạn tượng Ngọc hoàng Thượng đế, thập điện Diêm vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.

Cây sen đất - Hạ Liên Lan giờ đây trở thành một báu vật, một “bảo bối” quý hiếm của làng, được gìn giữ, chăm sóc cẩn thận. Có lẽ vì quá nhiều người đến tìm hiểu cây sen này nên nhà chùa đã viết sẵn cái biển gỗ đeo nó vào thân cây: “Cây sen đất” để phân biệt với cây sen thông thường mọc ở dưới nước. Loài sen này hiện nay đã trở thành loại hoa quý hiếm và cần phải có biện pháp để bảo tồn và phát triển. Ngày nay thôn nữ có còn hát “Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng” mỗi khi tới hội chùa làng Bối Khê?

Mộc Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động