Hơn 10.000 người tại TP.HCM tiêm phòng dại vì chó, mèo cắn
TP.HCM: "Ngán ngẩm" với "lô cốt" công trình trên đường Võ Văn Ngân Độc đáo phiên chợ lá tại TP.HCM, hàng nghìn người tham dự Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển |
HCDC cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh dại đã xuất hiện và có sự gia tăng đột biến ở những tỉnh, thành phố vốn trước đây không có ca bệnh hoặc đã lâu không ghi nhận ca bệnh. Đáng chú ý, số ca tử vong do bệnh dại đều gia tăng qua các năm.
Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Y tế đã ghi nhận 22 người tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Còn năm 2023 đã có 82 người chết do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022 (khoảng 17%).
Trẻ em dễ bị chó, mèo cắn khi tiếp xúc gần với chó mèo. (Ảnh minh họa) |
Trong đó, 81/82 các trường hợp tử vong đều không đi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn, 1 trường hợp có tiêm vắc xin nhưng không tiêm vắc xin kháng dại. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do bệnh dại trên người.
Ngoài ra, nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp. Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Theo Bộ Y tế, qua báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, từ năm 2022 đến nay tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; cá biệt có một số tỉnh, thành phố chỉ đạt khoảng 10%.
Theo HCDC, tại TP.HCM, trong năm 2024, cứ mỗi tháng ghi nhận khoảng 10.000 người đi tiêm vắc xin phòng dại do bị súc vật cắn (9.222 người trong tháng 1 và 10.330 người trong tháng 2/2024). Số người tiêm vắc xin ngừa dại 2 tháng đầu năm 2024 là hơn 19.500 tăng nhẹ so với số liệu cùng kỳ năm 2023 là hơn 18.800.
Theo số liệu ghi nhận trong các ca tiêm ngừa năm 2024, loài vật gây thương tích cho người chủ yếu là chó chiếm 74,8%, tiếp đến là mèo 20,5%, dơi 0,2% và 4,6% là các loài vật khác. Đa số hơn 60% là vết thương ở mức độ III (vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở).
Riêng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, theo BS.CKII Danh Thơm - Phó trưởng khoa Khám bệnh, BV Bệnh Nhiệt Đới cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, bệnh viện đã ghi nhận 7/7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đây là những bệnh nhân ở các tỉnh chuyển đến. Đồng thời bệnh viện cũng ghi nhận gần 5.300 lượt tiêm ngừa dại trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng hơn 1.000 lượt so với 2 tháng cùng kỳ năm ngoái.
Lực lượng chức năng bắt chó thả rông ở phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM. Ảnh: Đ.Dân |
Trước đó, ngày 20/3, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi HCDC, trung tâm y tế và phòng y tế các quận, huyện và thành phố Thủ Đức cùng các cơ sở tiêm vắc xin phòng dại liên quan đến việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn TP.HCM.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch kịp thời.
Đồng thời tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trên địa bàn để kịp thời thông tin khi phát hiện hoặc nhận được thông tin; giám sát về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc dại cắn.
Bên cạnh đó phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan trên địa bàn tăng cường truyền thông về sự nguy hiểm, hậu quả của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người và động vật.
Các biện pháp phòng dại Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, ngành y tế TP.HCM khuyến cáo thực hiện tốt các biện pháp sau: - Với người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan Thú y. - Thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư. - Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. - Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn cần xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời. - Không tự ý sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác không theo quy định của ngành y tế. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46