Hội sách, triển lãm trực tuyến: Hướng đi hấp dẫn cho ngành xuất bản, nghệ thuật
Cơ hội “tái sinh” môi trường đọc | |
Lần đầu tiên tổ chức Hội sách online chào mừng Ngày Sách Việt Nam năm 2020 | |
Tín hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất bản thời dịch Covid-19 |
Năm 2020 có thể coi là một năm bùng nổ cho xu thế chuyển đổi số, thể hiện ở nhiều hội sách online được tổ chức quy mô, như Hội sách online chào mừng ngày Sách Việt Nam lần thứ 7, Triển lãm sách trực tuyến kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh... cùng nhiều hội sách do các đơn vị xuất bản trong nước thực hiện.
Hội sách trực tuyến chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 là hội sách và triển lãm có quy mô cấp quốc gia (ảnh chụp màn hình) |
Hội sách trực tuyến chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 là hội sách và triển lãm có quy mô cấp quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến, sử dụng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng xã hội. Trên “sàn sách” online có 15.000 ấn phẩm đến từ 54 đơn vị và có tới 18 cuộc tọa đàm với các nhà văn, nhà thơ, diễn giả tên tuổi trên các lĩnh vực. Với khoảng 2 triệu lượt thăm, xem, trên 11.000 lượt mua, trong khuôn khổ Hội sách đã bán được trên 13.000 bản sách. Doanh thu dù chưa cao nhưng cũng cho thấy chiều hướng tích cực.
Đây không phải là sàn sách trực tuyến đầu tiên nhưng có thể nói đây sàn đầu tiên kết hợp giữa “hội” và “chợ”, giữa trưng bày, giao dịch mua bán với truyền thông sách, góp phần làm lan tỏa những giá trị của sách, phát triển văn hoá đọc.
Còn đối với cuộc Triển lãm sách trực tuyến kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, triển lãm cũng được tổ chức trên quy mô lớn với các không gian trưng bày online, giới thiệu hơn 700 xuất bản phẩm, tư liệu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quy tụ trên 200 ấn phẩm mới đến từ các nhà xuất bản và 300 đầu sách do Thư viện Quốc gia sưu tầm, cung cấp; cùng hàng trăm tranh, ảnh, video về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Song song với việc trưng bày sách, tư liệu, ứng dụng công nghệ mới, triển lãm còn tổ chức các sự kiện giao lưu, tọa đàm trực tuyến của các diễn giả, các nhà xuất bản giới thiệu một số tác phẩm, công trình vừa được xuất bản về Người.
Chị Phương Ngân (Hà Nội), một độc giả tham gia Hội sách online chia sẻ: “Tại hội sách trực tuyến, thông tin về sách rất đa chiều, thậm chí còn nhiều hơn so với các cửa hàng. Ngoài được xem giới thiệu về nội dung, độc giả còn có thể trao đổi với nhau hoặc xem ý kiến bình luận về tác phẩm. Ngoài ra, người mua còn được hưởng các chế độ chiết khấu của nhà xuất bản hoặc các chương trình giảm giá, đồng giá, tặng quà,... điều này giúp cho chúng tôi có nhiều lựa chọn và mua sách dễ dàng hơn”.
Đi "chợ sách online" đang là thói quen của nhiều bạn trẻ (Ảnh minh họa: BT) |
Bạn Dương Nguyên Bảo, một độc giả mê sách cũng là tác giả của nhiều tập tản văn được “lên sàn sách” cho biết, gần đây các nhà xuất bản hoặc các đơn vị kinh doanh sách đã ngày càng chuyên nghiệp hơn trong khâu tổ chức Hội sách online. Họ không đơn thuần là bán sách mà còn rất chuyên nghiệp trong các phương thức truyền thông để tiếp cận được số lượng bạn đọc tham gia lớn, tạo ra sự cạnh tranh, giúp độc giả có được những cuốn sách chất lượng và giá cả hợp lý hơn.
Tuy nhiên, ban đầu, sự quyết tâm để tạo ra không gian mới ở các đơn vị tham gia chưa nhiều, chưa thực sự thấy hết ý nghĩa của việc tạo ra sân chơi cho riêng ngành sách, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Còn có nhiều chợ sách trên không gian mạng đang rất thiếu một sàn sách thực sự đáp ứng yêu cầu bán sách đồng thời truyền thông lan tỏa giá trị sách mà nơi đó, người đọc, người làm sách, người viết sách có cơ hội giao lưu với nhau.
Theo ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trước đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 rất nhiều đơn vị xuất bản đã tổ chức hội sách online, triển lãm online. Tuy nhiên, cho đến nay có thể nhận thấy rằng, đây là một hướng đi mới đánh dấu bước chuyển mình của ngành xuất bản và các ngành nghệ thuật khác trong cách đồng hành cùng bạn đọc.
Ông Bảo cho biết, tại cuộc triển lãm kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chi minh diễn ra hồi tháng 5, tuy số lượng đặt mua chưa nhiều nhưng cũng đã bước đầu cho thấy sự quan tâm của độc giả đối với triển lãm trực tuyến. Bằng chứng là đa số sách được đặt đều đến từ các tỉnh thành, điều đó cho thấy hướng đi trực tuyến có nhiều kỳ vọng, bởi không chỉ giới hạn tại một địa phương mà thu thút được bạn đọc trong cả nước, từ đó, những giao dịch điện tử dành cho sách và những tác phẩm nghệ thuật ngày càng nhiều hơn.
Sắp tới đây, Triển lãm sách kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020) sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức với hình thức trực tuyến, từ ngày 1 đến 15/9 tại sàn Book365.vn.
Triển lãm gồm 5 nội dung trưng bày: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; giới thiệu thành tựu cách mạng của đất nước trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế; thành tựu ngành Xuất bản Việt Nam; trưng bày tem kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông qua sách và tư liệu, triển lãm giới thiệu tổng quan về quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu nước cho thế hệ hôm nay. Đây cũng là dịp để giới thiệu các cuốn sách giá trị đến độc giả khắp mọi miền đất nước và trên thế giới, thực hiện kết nối sách với độc giả trên không gian mạng.
Có thể nói, chuyển đối số đang là xu hướng tất yếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó xuất bản. Những mô hình và phương thức dựa trên nền tảng số hóa đã dần thay thế những hoạt động xuất bản trực tiếp như hội chợ, hội sách… đem đến hiệu quả mới cho lĩnh vực này.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40